Báo Bình Dương điện tử - www.baobinhduong.vn
Tổng Biên tập: LÊ MINH TÙNG
Phó Tổng Biên tập: HUỲNH MINH DÂN - NGUYỄN QUỐC LIÊM
TV có thể treo tường, dùng chân đế nhằm tối ưu diện tích hay đặt lên khung trưng bày như bức tranh để tăng tính thẩm mỹ, tối ưu trải nghiệm nghe nhìn.
Chọn vị trí phù hợp
Phòng khách vốn là không gian sinh hoạt chung của cả gia đình. Nơi mọi thành viên quây quần xem một bộ phim hay, chương trình giải trí thú vị hay cùng so tài trong những màn đấu game gay cấn. Vì vậy vị trí đặt TV cần được tính toán kỹ, giúp mọi người có thể thưởng thức nội dung nhưng không ảnh hưởng bố cục gian phòng.
Tùy vào đặc điểm phòng khách sẽ có những cách bày trí phù hợp. Nguyên tắc cơ bản mà mọi người có thể áp dụng là mô hình bàn tay với TV ở vị trí trung tâm, ghế ngồi xung quanh thiết bị này để đảm bảo mọi người đều có thể thưởng thức nội dung.
Cần lưu ý không đặt thiết bị quá xa sẽ ảnh hưởng trải nghiệm xem hay quá gần vì có thể gây hại mắt. Tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp hay đặt quá nhiều phụ kiện xung quanh gây rối tầm nhìn, phân tâm khi xem phim.
Treo tường giúp tối ưu không gian
Các căn nhà phố hay chung cư tại khu vực trung tâm thường có diện tích không quá lớn. Phần không gian cho phòng khách vì thế cũng ở mức vừa phải, đồng thời nội thất đi theo hướng đơn giản, hiện đại.
Lúc này, cách bố trí hợp lý là treo tường. Một số hãng điện tử dựa trên nhu cầu này để tối ưu thiết kế cho việc lắp đặt. Đơn cử trên dòng OLED G1, LG đã thiết kế mặt lưng gần như phẳng hoàn toàn thay vì một phần mỏng và một phần dày (do chứa các linh kiện khác ngoài tấm nền). Nhờ vậy khi treo TV sẽ tạo sự đồng nhất thay vì để lộ ra một phần khoảng hở.
LG OLED G1 có thiết kế mặt sau phẳng nên khi treo lên tường sẽ ôm sát hoàn toàn như một bức tranh.
Người dùng cần lưu ý tránh treo TV nếu tường bị nồm hay thấm nước, đảm bảo vách treo vững chắc. Việc lắp đặt theo đúng hướng dẫn của hãng hoặc nhờ hỗ trợ từ các chuyên viên kỹ thuật.
Gợi ý khác là đặt lên kệ bằng chân đế. Dòng OLED G1 sở hữu chân đế dạng chữ V nằm ngang, giúp tạo cảm giác thiết bị được nâng lên một cách vô hình. Chân đế này vẫn đảm bảo sự vững chắc nhưng không tạo cảm giác nặng nề và cục mịch như một số kiểu khác.
Chân đế ngắn tặng kèm khi mua OLED G1 để gia chủ tùy ý bố trí trên các hệ tủ cố định.
LG đã bố trí các cổng kết nối vào hõm sâu ở phần mặt lưng TV. Dây tín hiệu truyền hình, HDMI, âm thanh... có thể cố định ở các hốc bố trí sẵn, sau đó phần này sẽ ẩn đi hoàn toàn nhờ nắp che, đảm bảo gọn gàng và gia tăng tính thẩm mỹ. Loa ngoài đặt ở cạnh trên và dưới của TV nên khi treo tường hoặc đặt kệ sát tường cũng không ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh.
Biến TV thành khung tranh nghệ thuật
Không giới hạn ở cách bố trí truyền thống, LG còn làm riêng chân đỡ trưng bày cho TV với tên gọi Gallery Stand. Phụ kiện này bán riêng với mức giá trên 7 triệu đồng.
Lấy cảm hứng từ phòng trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, Gallery Stand hoàn thiện với bộ khung bằng kim loại màu bạc nên rất dễ hợp tone với các không gian nội thất khác nhau. Chân đế dạng chạc ba vững chắc, phần thân có ba mức điều chỉnh độ cao, giá treo ghép với TV theo chuẩn VESA phù hợp hầu hết thiết bị.
Kết hợp chân đỡ Gallery Stand, TV có thể trở thành điểm nhấn tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Ở mặt sau của giá treo có thể đặt set-top box hay bố trí router, các thiết bị ngoại vi khác gọn gàng. Bộ Gallery Stand còn đi kèm IR Repeater giúp các thiết bị dù bị khuất sau TV nhưng vẫn có thể nhận tín hiệu hồng ngoại từ điều khiển từ xa (remote).
Dây cung cấp nguồn điện luồn vào chân đỡ trưng bày và có nắp che, tăng thêm tính thẩm mỹ. Thiết kế phẳng và siêu mỏng của TV càng có dịp khoe ra. Cách bố trí này phù hợp với các không gian mở, phòng khách theo phong cách châu Âu với lối thiết kế cách tân.
Theo VNE