Báo Bình Dương điện tử - www.baobinhduong.vn
Tổng Biên tập: LÊ MINH TÙNG
Phó Tổng Biên tập: HUỲNH MINH DÂN - NGUYỄN QUỐC LIÊM
Giao tiếp tốt giúp trẻ tăng sự mạnh dạn, giúp trẻ dễ dàng thích nghi với hoàn cảnh, môi trường mới.
Giao tiếp tốt giúp trẻ tăng sự mạnh dạn.
Theo Time of India, dưới đây là những cách bố mẹ có thể tham khảo để thúc đẩy khả năng giao tiếp ở trẻ.
Thiết lập một môi trường thuận lợi cho cuộc trò chuyện
Hãy lưu ý rằng, có thể bạn thấy không gian không ồn ào, nhưng chưa chắc trẻ đã thấy vậy.
Trẻ em cần một khung cảnh yên tĩnh hơn người lớn để lắng nghe và học hỏi.
Nên tạo ra những khoảng thời gian yên tĩnh trong ngày và cùng con nói chuyện khi đó như là khi đọc sách, làm bài tập về nhà,…
Cho trẻ thời gian trả lời câu hỏi
Trẻ em thường cần thêm thời gian để hiểu một chủ đề và hình thành câu trả lời.
Hãy kiên nhẫn chờ đợi hoặc đưa ra gợi ý để xem con bạn có phản ứng hay không trước khi trả lời thay cho chúng. Kết quả sẽ thường xuyên làm bạn ngạc nhiên.
Sử dụng câu mở
Điều này không có nghĩa là không bao giờ nên đặt câu hỏi.
Việc sử dụng các câu nói mở với trẻ em có thể hỗ trợ trẻ trong quá trình học tập và thúc đẩy sự phát triển của tư duy phản biện và khả năng giải quyết vấn đề.
Điều này trái ngược với các câu hỏi đóng chỉ chấp nhận câu trả lời từ một phía.
Nhiều bình luận hơn và ít câu hỏi hơn
Việc người lớn bắt đầu nói chuyện và đố trẻ em về kiến thức của chúng là điều bình thường.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sự chậm phát triển ngôn ngữ của trẻ có liên quan đến việc cha mẹ thường xuyên sử dụng các cách nói mang tính chỉ đạo và sửa sai, chẳng hạn như đặt câu hỏi và ra lệnh.
Trên hết, bản chất của con người là luôn đặt câu hỏi, nhưng hỏi chúng quá thường xuyên có thể gây ra tác động bất lợi.
Thay vì hỏi "Đó là cái gì?" thì hãy cố gắng bắt đầu cuộc trò chuyện bằng một nhận xét như "Nhìn kìa, đó là một em bé!" và xem phản ứng của con bạn.
Thường xuyên dùng từ mới
Kiểm tra khả năng hiểu từ của con bạn khi nói chuyện với chúng hoặc đọc cho chúng nghe và giúp chúng học từ bằng cách thảo luận về ý nghĩa của từ.
Trẻ có thể học và nhớ từ nhờ điều này. Ví dụ, hỏi về âm đầu của từ, từ có vần điệu và một số âm tiết.
Theo Time of India, kích thước vốn từ vựng lúc 5 tuổi có liên quan đến những thành tựu sau này bao gồm thành tích học tập và khả năng đọc viết của trẻ.
Theo LĐO