Bài học từ chữ “nhân”
Trên mảnh đất vườn cây ăn trái năm xưa của
bà, giờ chỉ còn sót lại một cây điều sát mép hàng rào, dường như mọi người đã
quên hương vị quả của nó trong bữa ăn như đời sống hàng ngày của bà tôi. Sáng
nay, tôi dạo quanh ngoài vườn và thấy ngổn ngang trên đất mấy trái điều chín
vàng, lại thấy nó lạ vì lâu rồi không chăm sóc cây.Quên
làm sao được khi bà còn sống, ra vào mái nhà tranh, vui vầy sáng chiều chăm
chút cho đàn gà và hái trái để bán có tiền dành dụm. Mùa điều về, bà thường ăn
cơm với điều, mạnh khỏe cuốc xới cỏ cây. Con cháu cả chục đứa, bà thương mà hôn
lên má mỗi lần khóc nhè. Đất nước thoáng chút mười mấy, hai mươi năm phát
triển, đổi thay bộ mặt rõ rệt. Các cháu của bà giờ đã có gia đình nhỏ và xây tổ
ấm trên mảnh đất gò này nên hình ảnh vườn cây ngày ấy lùi xa vào quá khứ tuổi
thơ. Cuộc
sống bận rộn đôi khi chỉ cần 30 phút để viếng mộ bà cũng không thực hiện được,
còn bàn thờ bà, con cháu đứa nào nhớ thì đến thắp hương... Chim có tổ - người
có tông, an cư trên đất vườn của bà, tôi luôn thầm nhớ ơn bà. Nhớ bà - nhớ một
hình dáng cụ già lam lũ cùng ba mẹ để nuôi chúng tôi khôn lớn. Ăn quả nhớ kẻ
trồng cây - nhớ nguồn nhớ cội là cách làm người đó như là một bài học tình
người để con cháu noi theo. Tình người trong chữ “nhân” là điều rất cần trong
nhịp sống công nghiệp cho thế hệ sau này. Nếu
bà còn sống thì mấy đứa cháu giờ có thể cho bà những món ăn ngon hơn nhưng “tử”
là quy luật của con người... Sáng nay, tôi hái vài trái điều chín để cùng con
tôi thắp hương cúng bà.T.MINH