Báo Bình Dương điện tử - www.baobinhduong.vn
Tổng Biên tập: LÊ MINH TÙNG
Phó Tổng Biên tập: HUỲNH MINH DÂN - NGUYỄN QUỐC LIÊM
Bác sĩ Lê Quang Mỹ - Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM - trả lời thắc mắc của bạn đọc .
Hỏi: Bạn đọc manhnt@gmail.com hỏi: F0 mới khỏi, có tiếp xúc với F0, liệu có bị lại?
Trả lời: Người mắc Covid-19 sau khi khỏi sẽ có miễn dịch và kéo dài bao lâu thì vẫn chưa rõ, vẫn có thể bị mắc chủng này nhưng tái nhiễm chủng khác. Bạn là F0 mới khỏi bệnh, khả năng tái nhiễm ngay sau đó là rất thấp. Song bạn vẫn có khả năng (dù rất nhỏ) sẽ bị tái nhiễm khi tiếp xúc với các F0 khác. Vì vậy, tốt nhất là nên hạn chế tiếp xúc, trong trường hợp cần phải tiếp xúc thì nên đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và rửa tay thường xuyên.
Hỏi: Bạn đọc huynhthingocquy0226@gmail.com hỏi: F0 đã khỏi, sau đó hơn 1 tháng thì có các triệu chứng hậu Covid-19. Gần đây, tôi có tiếp xúc với F0 và có các triệu chứng ho, đau họng, nhức đầu, sốt. Test nhanh tại nhà dương tính, kết quả này có chính xác, tôi có cần làm xét nghiệm PCR không?
Trả lời: Trường hợp của bạn chưa xác định được lần đầu là bạn đã khỏi hẳn, lần này là tái nhiễm hay lần đầu vẫn chưa khỏi hẳn. Dựa trên mốc thời gian giữa 2 lần nhiễm cách nhau hơn 1 tháng, khả năng tái nhiễm là cao hơn. Để xác định, PCR là một lựa chọn phù hợp. Nếu PCR dương tính có nghĩa bạn bị tái nhiễm, khả năng là bị 1 biến chủng khác so với lần mắc đầu tiên.
Hỏi: Bạn đọc quachson43@gmail.com hỏi: Tôi bị F0 đã khỏi bệnh được 1 tháng, có ngồi ăn cơm với F0, liệu có bị F0 lại không?
Trả lời: F0 khỏi bệnh sẽ có miễn dịch nhưng không bảo vệ trọn đời, không bảo vệ được các biến chủng khác. Việc tiếp xúc trực tiếp (ăn chung, nói chuyện...) hoàn toàn có khả năng bị nhiễm bệnh. Bạn cần đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, rửa tay thường xuyên và không sinh hoạt trực tiếp với người F0.H.
Theo NLĐ