Báo Bình Dương điện tử - www.baobinhduong.vn
Tổng Biên tập: LÊ MINH TÙNG
Phó Tổng Biên tập: HUỲNH MINH DÂN - NGUYỄN QUỐC LIÊM
Hòa giải ở cơ sở không chỉ là phương thức giải quyết tranh chấp có hiệu quả mà còn là một cách phổ biến giáo dục pháp luật thiết thực nhằm giữ gìn, duy trì đoàn kết trong nội bộ nhân dân, từ đó góp phần phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật; xây dựng và nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật trong cộng đồng dân cư.
Bà Võ Thị Tổng, Trưởng phòng Tư pháp huyện Bàu Bàng, cho biết huyện có 45 tổ hòa giải ở 45 ấp, khu phố với 287 hòa giải viên. Năm 2022, tổ hòa giải ở các ấp, khu phố đã tiếp nhận 19 trường hợp tranh chấp nhỏ về đất đai, tài sản gắn liền trên đất, dân sự, hôn nhân gia đình; qua đó đã đưa ra hòa giải và hòa giải thành 19 trường hợp, đạt tỷ lệ 100%.
Theo bà Võ Thị Tổng, để tăng hiệu quả trong công tác hòa giải ở cơ sở, thời gian qua Phòng Tư pháp huyện Bàu Bàng tích cực triển khai công tác hòa giải ởcơ sởgắn với thực hiện quy chếdân chủởcơ sơ; vận động xây dựng đời sống văn hóa ởkhu dân cư, phong trào xây dựng nông thôn mới. Phòng Tư pháp tổ chức mô hình hòa giải theo đơn vị khu phố, ấp. Theo mô hình này, mỗi khu phố, ấp xây dựng 1 tổ hòa giải từ 5 - 7 người. Các thành viên trong tổ cũng là những người sống ở địa phương nên dễ nắm tình hình và hòa giải hiệu quả các vụ việc.
Ngoài ra, đơn vị đã tham mưu UBND huyện ban hành và tổ chức nhiều đợt tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải cho đội ngũ hòa giải viên; luôn quan tâm, tạo điều kiện cho các hòa giải viên trong việc tiếp cận thông tin vàứng dụng công nghệthông tin; giải quyết kịp thời kinh phí hoạt động cho công tác hòa giải ở cơ sở. Phòng Tư pháp huyện cũng thường xuyên thực hiện các đợt kiểm tra lồng ghép vào kế hoạch kiểm tra công tác tư pháp, công tác phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nắm những khó khăn, vướng mắc của cơ sở để kịp thời tháo gỡ; kịp thời khen thưởng các cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp, sáng kiến trong công tác hòa giải cơ sở.
QUỲNH ANH