| 16-09-2021 | 09:13:33

Lời khuyên của chuyên gia y tế khi chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại nhà

Tất cả người nhiễm Covid-19 có bệnh nền, có thai, béo phì, người trên 50 tuổi và trẻ em dưới 12 tháng tuổi đều phải được điều trị tại bệnh viện. Trong thời gian chờ đợi được đưa đến bệnh viện, cần được chăm sóc và phòng ngừa lây nhiễm như những người nhiễm khác. Theo dõi sát hơn để phát hiện tất cả những bất thường. Gọi cho nhân viên y tế phụ trách theo dõi sức khỏe gia đình hoặc của chính quyền địa phương hoặc đường dây nóng khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Mang theo thuốc sẵn có vào bệnh viện để tiếp tục sử dụng và thông báo với bác sĩ điều trị về bệnh nền và thuốc đang sử dụng của mình. Gia đình cần tích cực động viên, an ủi người nhiễm.

Nhằm tránh lây nhiễm bệnh cho người cùng sống trong gia đình và cộng đồng, các thành viên cùng chung sống trong gia đình phải tuân thủ các lời khuyên sau đây: Cách ly người nhiễm khỏi những người khác. Vệ sinh tay thường xuyên. Đeo khẩu trang, sử dụng găng tay đúng cách. Vệ sinh dụng cụ ăn uống tránh lây nhiễm. Vệ sinh bề mặt môi trường sạch sẽ. Xử lý đồ vải và vật dụng đúng quy định. Quản lý chất thải và dịch tiết đúng cách.

Những hành động cụ thể: Cách ly người nhiễm khỏi những người khác. Bố trí người nhiễm phòng ngủ và phòng vệ sinh riêng, nếu không có thì đánh dấu không gian riêng cho người nhiễm. Luôn giữ khoảng cách tối thiểu 2m với người nhiễm. Người nhiễm không ăn uống cùng với người khác. Không di chuyển ra khỏi khu vực cách ly. Không tiếp xúc gần với người khác và với vật nuôi. Không dùng chung bát đĩa, ly uống nước, bộ dụng cụ ăn, khăn tắm hoặc bộ đồ giường với những người khác trong nhà. Bảo đảm nhà ở thông thoáng. Luôn mở cửa sổ, cửa lối đi khi có thể nhằm cho không khí luôn được thay đổi. Không sử dụng hệ thống điều hòa trung tâm với các phòng khác. Không để luồng khí thổi từ phòng người nhiễm vào không gian chung. Sử dụng quạt, máy lọc không khí. Rửa tay thường xuyên.

Rửa tay là cách giảm lây nhiễm Covid-19 tốt nhất. Rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước trong tối thiểu 30 giây hoặc dung dịch rửa tay khô có chứa cồn ở nồng độ tối thiểu 60% trong ít nhất 15 giây. Thời điểm rửa tay: Trước và sau khi nấu ăn. Trước và sau khi ăn uống. Sau khi ho, hắt hơi, xì mũi. Sau khi chạm vào các vật dụng, bề mặt. Sau khi đi vệ sinh. Sau khi thu dọn rác thải. (còn tiếp)

Theo Bộ Y tế

Chia sẻ