Báo Bình Dương điện tử - www.baobinhduong.vn
Tổng Biên tập: LÊ MINH TÙNG
Phó Tổng Biên tập: HUỲNH MINH DÂN - NGUYỄN QUỐC LIÊM
(BDO) Rau muống là món ăn dân giả được nhiều gia đình từ Bắc chí
Hiểu được tác dụng của rau muống để chúng ta có cách sử dụng đúng hơn. Trước hết là với quan niệm rau muống giải độc. Bên cạnh những món bún, riêu cua, mắm tôm, dĩa rau sống thường có cọng rau muống chẻ cùng với rau tía tô. Người xưa bảo rằng rau muống sống giải độc, kết hợp đồng vận với rau tía tô.
Tuy nhiên, các thử nghiệm khoa học không thấy khả năng giảm độc của rau muống sống cũng như chín, chính xác là cuống lá = cọng. Muốn ngừa ngộ độc, dùng rau hoa chuối (bắp chuối) giải độc sẽ hữu hiệu hơn.
Về quan niệm rau muống độc. Rau muống có sức sống mãnh liệt, chỉ cần vài đoạn rễ là mọc lại nhanh. Nó phát triển được trong mọi môi trường và hút các chất hiện diện. Chứng cớ là rau muống mọc ở đất cát hoặc gần biển có cọng cứng do silicat. Các nhà khoa học nhận thấy rau muống hút trực tiếp các chất trong môi trường cấy (kể cả những chất cần tránh) nên khuyến cáo không dùng rau muống mọc ở vũng nước ô nhiễm, không trồng rau muống gần ông xả thải của khu công nghiệp.
Ăn nhiều rau muống và ăn lâu dài còn có nguy cơ sạn thận! Cọng rau muống có oxalat, ăn dài hạn có nguy cơ sạn thận, tục ngữ có câu "cần ăn cuống, muống ăn lá”. Phiến lá rau muống ít oxalat mà nhiều lutein, một chất chống lão hoá. Bởi thế, không nên ăn rau muống nhiều (sạn thận oxalat) và dài hạn (ngộ độc mãn tính arsenic và kim loại nặng có trong đất trồng). Hãy thay đổi thực đơn liên tục để có đủ chất thiết yếu mà lại tránh được tác dụng ngoại ý.
QUỲNH NHƯ