Báo Bình Dương điện tử - www.baobinhduong.vn
Tổng Biên tập: LÊ MINH TÙNG
Phó Tổng Biên tập: HUỲNH MINH DÂN - NGUYỄN QUỐC LIÊM
Kinh tế tuần hoàn (KTTH) hiện đang là xu hướng phát triển tất yếu và có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp theo chu trình khép kín. Huyện Phú Giáo đã có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp theo chu trình khép kín ở quy mô, cấp độ khác nhau. Để phát triển bền vững KTTH, huyện cần có hệ thống giải pháp mang tính chiến lược.
Kỹ thuật viên chăm sóc vườn cây ăn trái tại nông trại Công ty Cổ phần Vinamit xã Phước Sang
Hướng đến nông nghiệp tuần hoàn Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển KTTH ở Việt Nam. Đề án đặt ra các mục tiêu, giải pháp cụ thể nhằm phát triển KTTH ở nước ta, trong đó có xây dựng nền KTTH nhằm tạo động lực cho đổi mới sáng tạo và cải thiện năng suất lao động, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chống chịu của doanh nghiệp, chuỗi cung ứng trước các biến động từ bên ngoài. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh, KTTH trong nông nghiệp là một trong những nội dung được Huyện ủy, UBND huyện Phú Giáo quan tâm nhất. Đây là quá trình thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và tận dụng phụ phẩm nông nghiệp như là nguồn lợi để gia tăng chuỗi giá trị nông nghiệp, giúp tăng thu nhập cho người dân. Chất thải và phế phẩm của quá trình này là đầu vào của quá trình sản xuất khác thông qua áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp sẽ khai thác và sử dụng được tài nguyên một cách tiết kiệm và hiệu quả, giảm thiểu sự lãng phí và thất thoát sau thu hoạch, tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ được hệ sinh thái và sức khỏe của con người.
Huyện Phú Giáo đãcónhiều mô hình sản xuất nông nghiệp theo chu trình khép kín với quy mô, cấp độkhác nhau ởdoanh nghiệp, trang trại hoặc ở hộ gia đình nông dân. Nhiều phụphẩm nông nghiệp trong quátrình sản xuất đãđược tái chế, sửdụng mang lại giátrị, làm tăng thu nhập cho người nông dân.
Phát triển nông nghiệp tuần hoàn gắn với làng thông minh
Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển KTTH Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: “Các giải pháp và mô hình KTTH trong nông nghiệp có nhiều cách tiếp cận, gồm: Các giải pháp kỹ thuật và sinh học trong việc tận dụng phụ phế phẩm, nước thải, chất thải, quản lý và tận dụng đầu vào, ứng dụng IOT và công nghệ cao trong nông nghiệp, các giải pháp về thị trường, quản lý nhà nước. Các giải pháp này sẽ góp phần giải quyết các thách thức liên quan nhiều khâu trong quá trình sản xuất nông nghiệp, như ô nhiễm từ việc sử dụng hóa chất đến việc giảm ô nhiễm môi trường và góp phần gia tăng giá trị sử dụng từ phụ phế phẩm và chất thải. Để thúc đẩy áp dụng các giải pháp KTTH, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan.
Để xây dựng mô hình làng thông minh hiệu quả, phù hợp với địa bàn huyện Phú Giáo, theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Hồng Quân cần tập trung vào 5 trụ cột chính là công nghệ, vốn con người, nguồn lực vật chất, dịch vụ và quản trị. Trong đó, công nghệ băng thông rộng và công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) là điều kiện tiên quyết để hình thành và phát triển làng thông minh. Ngoài ra, các công nghệ như pin mặt trời, máy bơm nước và công nghệ nông nghiệp tuần hoàn cũng quan trọng không kém.
Vốn con người, lợi ích thu được từ công nghệ chỉ có thể được tận dụng nếu cộng đồng nông thôn có đủ mức vốn con người. Theo kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016, chất lượng lao động khu vực nông thôn đã được cải thiện qua các năm. Tuy nhiên, đến thời điểm 2016, số lao động có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp ở huyện Phú Giáo chỉ chiếm lần lượt 1,64%, 1,26% và 3,67%. Do đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khu vực nông thôn là cần thiết nhằm cải thiện quy mô và chất lượng sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, giáo dục nhất quán và chuyển giao kiến thức là động lực chính để phát triển làng thông minh.
Các nguồn lực vật chất như nước, đất đai và cơ sở hạ tầng đóng vai trò lớn trong việc triển khai. Cùng với đó, dịch vụ làng thông minh cung cấp cần tập trung vào các phương pháp tiên tiến cho nông nghiệp và nâng cao các dịch vụ công y tế và giáo dục. Quản lý làng thông minh với sự tham gia của người dân được coi là một yếu tố đặc biệt. Ngoài ra, cần có các chính sách và chiến lược để hướng dẫn việc thực hiện quản lý thông minh một cách có hệ thống.
HOÀNG LINH - LÝ HUY