| 10-10-2024 | 08:50:59

Phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông tại Bình Dương: Thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển kinh tế số

 Theo Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bình Dương thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số toàn diện, bảo đảm an toàn thông tin. Đến năm 2030, Bình Dương thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số toàn diện.

Hoàn thiện nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu của tỉnh đến 100% các cơ quan chính quyền các cấp. Phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông đồng bộ, công nghệ hiện đại theo định hướng chia sẻ dùng chung. Hình thành các khu công nghệ thông tin tập trung gắn chặt với sự mở rộng, ứng dụng khoa học công nghệ, góp phần xây dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo của tỉnh Bình Dương.

Phát triển hạ tầng bưu chính theo hướng đẩy mạnh chuyển đổi số, đặc biệt là thương mại điện tử. Xây dựng trung tâm bưu chính vùng 11 phục vụ cho 4 tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đắk Nông và Tây Ninh… Bên cạnh đó, tỉnh sẽ từng bước ngầm hóa hạ tầng viễn thông, bảo đảm an toàn, mỹ quan đô thị; xây dựng, nâng cấp và phát triển mới cơ sở hạ tầng viễn thông băng rộng bảo đảm hiện đại, an toàn, dung lượng lớn, tốc độ cao, vùng phủ dịch vụ khắp toàn tỉnh phục vụ chuyển đổi số, kinh tế số, chính quyền số.

Đồng thời, đẩy mạnh chuyển đổi số, đổi mới toàn diện lĩnh vực báo chí, phát thanh truyền hình, hình thành các nền tảng số trên môi trường mạng. Sử dụng các nền tảng công nghệ số bảo đảm người dân tiếp cận nhanh chóng và đầy đủ thông tin. Chú trọng phát triển các loại hình thông tin điện tử, tăng cường quản lý trên nền tảng số. Theo ông Nguyễn Hữu Yên, PhóGiám đốc SởThông tin vàTruyền thông, việc phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông tại Bình Dương không chỉ là nhiệm vụ cấp bách mà còn là cơ hội để tỉnh bứt phá hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm công nghệ và truyền thông tiên tiến; đồng thời tạo động lực cho quá trình chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

MINH HIẾU

Chia sẻ