Báo Bình Dương điện tử - www.baobinhduong.vn
Tổng Biên tập: LÊ MINH TÙNG
Phó Tổng Biên tập: HUỲNH MINH DÂN - NGUYỄN QUỐC LIÊM
Các nhà thiên văn học Mỹ và quốc tế đã tìm thấy 114 hành tinh mới gần chúng ta - và nhiều hành tinh trong số đó có thể đáp ứng yêu cầu tồn tại sự sống.
Đáng chú ý, một hành tinh có bề ngoài rất giống Trái Đất, một “siêu Trái Đất,” với bề mặt đá đã được tìm thấy trong hệ thống ngôi sao thứ tư gần Trái Đất nhất. Hành tinh đó được gọi là Gliese 411-b.
Ở hành tinh đó, các nhà khoa học phát hiện thấy có những ngôi sao gần Mặt Trời như hệ Mặt Trời của chúng ta. Đó là những đặc điểm giống hệt như Trái Đất và hoàn toàn có thể có những điều kiện để hỗ trợ sự sống ngoài hành tinh.
Các kết quả trên có được dựa trên gần 61.000 quan sát cá nhân với 1.600 ngôi sao thực hiện trong khoảng 20 năm bởi các nhà thiên văn học Mỹ bằng cách sử dụng kính thiên văn Keck I ở Hawaii.
Những quan sát này là một phần của dự án khảo sát vũ trụ Lick-Carnegie Exoplanet Survey, được bắt đầu vào năm 1996 bởi hai nhà thiên văn học Steve Vogt và Geoffrey Marcy từ Đại học California và Paul Butler từ Viện khoa học Carnegie ở Washington.
Tiến sỹ Tuomi, nhà khoa học châu Âu làm việc cho dự án, dẫn phân tích các dữ liệu, cho biết: "Thật thú vị khi nghĩ rằng khi chúng ta nhìn vào các ngôi sao gần nhất, tất cả xuất hiện và có các hành tinh quay xung quanh chúng."
"Đây là một cái gì đó thiên văn học đã không bị thuyết phục, ít nhất là năm năm trước."
"Những hành tinh mới cũng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quá trình hình thành của các hệ thống hành tinh và đặt mục tiêu thú vị cho những nỗ lực trong tương lai để phản ánh các hành tinh này một cách trực tiếp."
Tiến sỹ Butler cho biết: "Những nghiên cứu và dữ liệu này là một trong những thành tựu huy hoàng của tôi với tư cách là một nhà thiên văn học."
Kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà thiên văn học trên đã được chấp nhận cho công bố trên tạp chí Astrophysical Journal./.
Theo TTXVN