| 19-06-2021 | 05:42:56

Tiếp tục thực hiện “nhiệm vụ kép”, bảo đảm mục tiêu phát triển

Sáng qua (18-6), ông Nguyn Hoàng Thao, Phó Bí thư Tnh y, Ch tch UBND tnh ch trì phiên hp trc tuyến UBND tnh, nhm đánh giá tình hình kinh tế - xã hi (KT-XH) giai đon 2016-2020 và kế hoch phát trin KT-XH giai đon 2021-2025. Tham d có lãnh đo Đoàn đi biu Quc hi, HĐND, UBND, y ban MTTQ Vit Nam tnh, các s, ngành và 9 đim cu ti các huyn, th, thành ph trong tnh.

 Dù gặp khó khăn do dịch bệnh, nhưng kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển ổn định. Trong ảnh: Sản xuất tại Công ty TNHH Thực phẩm Orion Vina (KCN Mỹ Phước II, TX.Bến Cát)

Tăng trưởng bền vững

Trong giai đoạn 2016-2020, dù tình hình thế giới có nhiều biến động, tình hình trong nước gặp nhiều khó khăn, song được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng với sự phối hợp, nỗ lực của các ngành, các cấp, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn, KT-XH của tỉnh đạt được nhiều kết quả khá toàn diện.

Theo đó, tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2016-2020 đạt 9,04%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo đúng định hướng với công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp - thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tương ứng đạt 66,94% - 21,98% - 3,15% - 7,93%, tổng sản phẩm xã hội (GRDP) bình quân đầu người đạt 151 triệu đồng/năm. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trung bình 9,33%/năm, vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 33,2% GRDP. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 15,8%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 9,8%/năm, duy trì xuất siêu trung bình trên 5 tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Thu ngân sách cả giai đoạn đạt 259.950 tỷ đồng, tăng bình quân 11,9%/năm; chi ngân sách đạt 95.530 tỷ đồng, tăng bình quân 14,3%/năm…

Cùng với đó, công tác nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý điều hành, tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc trong cải cách hành chính được nhân dân và doanh nghiệp ủng hộ, chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh tiếp tục được cải thiện. Công tác an sinh, phúc lợi xã hội được quan tâm, thực hiện đầy đủ, kịp thời; tình hình quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình KT-XH của tỉnh còn tồn tại một số hạn chế, không ít những khó khăn, thách thức đặt ra. Chất lượng các loại hình dịch vụ chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn, dịch vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp và đô thị vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Việc chuyển đổi công năng các khu, cụm công nghiệp ở phía Nam còn chậm, hạ tầng giao thông chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế, tiến độ thực hiện một số quy hoạch cấp tỉnh và Trung ương trên địa bàn còn chậm...

Tiếp tục “nhiệm vụ kép”

Tại phiên họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến vào các nội dung: Quy định góp quyền sử dụng đất và điều chỉnh lại quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh; chương trình phát triển đồng bộ hệ thống đô thị gắn với xây dựng Thành phố thông minh Bình Dương; kế hoạch thực hiện Đề án phòng chống sạt lở bờ sông đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh; kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ngoài giai đoạn 2021-2025.

Hiện tại và giai đoạn 2021- 2025 tỉnh tiếp tục thực hiện “mục tiêu kép”, vừa quyết liệt phòng chống dịch bệnh, vừa quyết tâm duy trì, phục hồi, phát triển các hoạt động KT-XH, bảo đảm đời sống của nhân dân; phấn đấu ổn định và tăng trưởng kinh tế cao hơn giai đoạn 2016-2020; đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược; bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường; ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại, phấn đấu xây dựng tỉnh Bình Dương ổn định và phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại.

Trong giai đoạn 2021-2025, phấn đấu GRDP tăng bình quân 8,5 - 8,7%/năm; năm 2025 cơ cấu công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp - thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tương ứng đạt 62,3% - 28% - 2,5% - 7,2%; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng bình quân trên 8,7%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 210 - 215 triệu đồng/năm; thu ngân sách tăng 8%/năm; tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 33 - 34% GRDP; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt từ 14 - 15%/năm; kim ngạch xuất khẩu ước tăng 9 - 10%/năm; kim ngạch nhập khẩu ước tăng 9 - 10%/năm; thu hút đầu tư nước ngoài đạt trên 9 tỷ đô la Mỹ…

Để đạt được các chỉ tiêu KT-XH đề ra, tỉnh tập trung vào một số nội dung trọng tâm như tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp, sáng tạo, tham gia hiệu quả vào cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu; xây dựng kết cấu hạ tầng đông bộ và phát triển đô thị; tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư của nền kinh tế; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với xã hội.

 Để thực hiện tốt “nhiệm vụ kép” vừa phòng chống dịch, vừa bảo đảm mục tiêu phát triển KT-XH, UBND tỉnh yêu cầu cc sở, ban, ngành, UBND cc huyện, thị, thành phốtập trung chỉ đạo triển khai thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm. Nâng cao năng lực, cải tiến phương pháp chỉ đạo điều hành, lựa chọn những vấn đề cấp bách, thiết thực có tác động lớn đến sự phát triển của địa phương để ưu tiên chỉ đạo thực hiện. Trong quá trình thực hiện, các cấp, các ngành phải bám sát quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển để xây dựng, cụ thể hóa thành các chương trình, dự án để triển khai. Kịp thời tháo gỡ những khó khăn, tập trung giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển KT-XH địa phương, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, chú trọng an sinh xã hội, bảo đảm đời sống vật chất tinh thn của người dân ngày càng được nâng lên.

 THOẠI PHƯƠNG

Chia sẻ