Báo Bình Dương điện tử - www.baobinhduong.vn
Tổng Biên tập: LÊ MINH TÙNG
Phó Tổng Biên tập: HUỲNH MINH DÂN - NGUYỄN QUỐC LIÊM
Chi cục Tiêu chuẩn, Đo lường, Chất lượng Sở Khoa học và Công nghệ vừa phối hợp với các sở, ngành liên quan kiểm tra cải cách hành chính năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 của UBND TP.Thủ Dầu Một. Theo đó, thành phố đã không ngừng đẩy mạnh triển khai xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số ở các cơ quan, đơn vị, địa phương. Đặc biệt, quá trình giải quyết công việc được xác định trong hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) theo ISO 9001:2015 bảo đảm thực hiện đúng theo quy trình ISO đã ban hành.
Hoạt động hành chính công một cửa tại UBND phường Phú Lợi
Xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số
Từ năm 2021 đến nay, UBND TP.Thủ Dầu Một đã kịp thời ban hành các kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính trên cơ sở cụ thể hóa kế hoạch của UBND tỉnh, chương trình, kế hoạch của Thành ủy, đẩy mạnh triển khai xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số ở các cơ quan, đơn vị, địa phương. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính trực thuộc, cung cấp dịch vụ công theo hướng kết nối, chia sẻ dữ liệu dùng chung nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, mức độ hài lòng của tổ chức, công dân.
Hiện nay, UBND TP.Thủ Dầu Một đang xây dựng kế hoạch chuyển đổi số thành phố giai đoạn đến năm 2025 định hướng đến năm 2030; kế hoạch chuyển đổi số và ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính trên địa bàn thành phố năm 2022. UBND thành phốđã thực hiện khảo sát hiện trạng hạtầng CNTT của các phường, phòng, ban trực thuộc; đồng thời đang tiến hành lập thuyết minh đầu tư nâng cấp hạtầng CNTT của các phường, phòng, ban.
Bà Nguyễn Thu Cúc, Chủ tịch UBND TP.Thủ Dầu Một, cho biết: “Việc đầu tư hạtầng CNTT của các đơn vịlà hết sức cần thiết. Thành phố đã triển khai xây dựng và phát triển theo hướng đô thị thông minh giai đoạn 2020-2025 và các năm tiếp theo. UBND thành phố đã chỉ đạo Phòng Văn hóa - Thông tin thành phố tiến hành phối hợp các ngành liên quan khảo sát hiện trạng hạ tầng tại UBND các phường và các phòng, ban chuyên môn”.
Theo bà Nguyễn Thu Cúc, xây dựng, phát triển hạ tầng CNTT sẽ giúp tăng cường an toàn thông tin dữ liệu cho UBND thành phố và 14 phường. Bên cạnh đó, phát triển hạ tầng CNTT góp phần nâng cao năng lực hệ thống mạng nội bộ của các UBND phường nhằm bảo đảm khả năng sẵn sàng để phục vụ cho các ứng dụng phần mềm được triển khai trong thời gian sắp tới. Tăng cường khả năng ứng phó trước các nguy cơ về an toàn bảo mật của máy tính người dùng.
Bên cạnh đó, triển khai xây dựng, phát triển các hệ thống nền tảng, TP.Thủ Dầu Một đã thực hiện theo hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông trong việc đầu tư ứng dụng CNTT tuân thủ theo cấu trúc chính quyền điện tử tỉnh. Trong đó, thành phố ưu tiên triển khai xây dựng nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung để thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong cơ quan Nhà nước tỉnh và bên ngoài. Khảo sát, phân tích về hiện trạng cơ sở hạ tầng vàứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị và UBND các phường trên địa bàn thành phố, làm cơ sở xây dựng, lập kế hoạch đầu tư hạ tầng, ứng dụng CNTT cho các cơ quan, đơn vị trong giai đoạn 2021-2025.
Song song đó, thành phố đã triển khai xây dựng hạ tầng mạng máy tính tại các cơ quan, ban, ngành. Lập phương án cụ thể cho việc nâng cấp và xây dựng hệ thống mạng tại các cơ quan Nhà nước của thành phố bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, công tác quản lý và điều hành trang thông tin điện tử, phần mềm một cửa và mạng nội bộ UBND thành phố. Đầu tư đầy đủ trang thiết bị CNTT, tăng cường công tác bảo dưỡng, bảo trì định kỳ hệ thống máy tính và thiết bị điện tử tại UBND thành phố để bảo đảm cho hoạt động chuyên môn của bộ phận phụ trách CNTT.
Nhằm xây dựng, phát triển đô thị thông minh, thành phố đã triển khai ứng dụng CNTT trong lĩnh vực hành chính công. Triển khai các dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3, 4, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố đã phối hợp, liên kết triển khai 68 số tài khoản cho tất cả các phòng chuyên môn, UBND 14 phường và các cơ quan khác qua hệ thống ngân hàng của BIDV. Hiện nay, tại trung tâm và UBND 14 phường vẫn luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho các cá nhân, tổ chức về thực hiện thanh toán phí, lệ phí. Tuyên truyền, hướng dẫn cho cá nhân, tổ chức đến thực hiện hồ sơ mức độ 3, 4 tại trung tâm. Ngoài ra, thành phố ứng dụng CNTT trong lĩnh vực quản lý đô thị, tài nguyên và môi trường, an ninh trật tự, giáo dục, y tế… Đến nay, thành phố đã bước đầu hình thành kho dữ liệu phục vụ công tác chuyển đổi số, điều hành đô thị thông minh.
Ông Lại Thái Hòa, Phó Chủ tịch UBND phường Phú Lợi, cho biết: “Sau khi thành phố ban hành kế hoạch về triển khai sử dụng DVCTT mức độ 3, 4, UBND phường Phú Lợi đã xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện mô hình “Mỗi hộ dân - một tài khoản”, bảo đảm 50% người dân trên địa bàn, 100% cán bộ công chức mở tài khoản DVCTT. Thời gian tới, UBND phường tiếp tục phối hợp, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể đi đến từng khu phố để vận động, hướng dẫn người dân mở tài khoản DVCTT”.
Thực hiện đúng quy trình ISO
Thực hiện áp dụng, duy trì, mở rộng, cải tiến HTQLCL theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 và chuẩn hóa thủ tục hành chính (TTHC) theo quy trình ISO, hàng năm UBND thành phố đều có văn bản nhắc nhở các phòng, ban, UBND phường thực hiện việc duy trì áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2015 tại đơn vị. Việc công bố HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2015 thực hiện niêm yết đầy đủ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố. Tổng số phòng áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2015 là 10/10 phòng thuộc cơ quan, đơn vị. Tổng số thủ tục nội bộ theo TCVN ISO 9001:2015 là 5. Tổng số TTHC đã chuẩn hóa theo quy trình ISO có 242/281 thủ tục hành chính được UBND tỉnh công bố.
Bên cạnh đó, hoạt động phổ biến, hướng dẫn áp dụng hệ thống tài liệu, quy trình giải quyết công việc cho toàn bộ cán bộ, công chức trong phạm vi xây dựng và áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2015 được thực hiện hướng dẫn thông qua các buổi họp xem xét lãnh đạo và đăng ký cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn do Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức. Việc thực hiện các quá trình giải quyết công việc được xác định trong HTQLCL theo ISO 9001:2015 bảo đảm thực hiện đúng theo quy trình ISO đã ban hành.
Kết quả giải quyết hồ sơ TTHC của UBND thành phố, các phường trên hệ thống phần mềm một cửa điện tử: - Năm 2021: Đã tiếp nhận 26.356 hồ sơ (bao gồm nhận mới: 24.389 hồ sơ, kỳ trước chuyển sang: 1.967 hồ sơ). Đã giải quyết được 25.969 hồ sơ, đúng hạn 25.925/25.969 hồ sơ, đạt tỷ lệ 99,83%, quá hạn 44/25.969, chiếm tỷ lệ 0,17%, đang giải quyết còn trong hạn 387 hồ sơ. Đối với các phường đã tiếp nhận và giải quyết đúng hạn 97.617 hồ sơ. - 6 tháng đầu năm 2022: Đã giải quyết được 17.542 hồ sơ, đúng hạn 17.542/17.542 hồ sơ, đạt tỷ lệ 100%, không có hồ sơ giải quyết quá hạn, hồ sơ đang giải quyết còn trong hạn 485 hồ sơ. Đối với các phường đã tiếp nhận và giải quyết đúng hạn 76.653 hồ sơ, không có hồ sơ trễ hạn. - Về triển khai thực hiện DVCTT mức độ 3, mức độ 4: TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND thành phố đủ điều kiện thực hiện DVCTT mức độ 3: 13 TTHC; mức độ 4: 183 TTHC. Số hồ sơ phát sinh: Thành phố 6.339 hồ sơ/43.898 tổng số hồ sơ, chiếm 14,44%; các phường 13.883 hồ sơ/174.270 tổng số hồ sơ, chiếm 7,97%. |
PHƯƠNG LÊ - QUANG TRÍ