Báo Bình Dương điện tử - www.baobinhduong.vn
Tổng Biên tập: LÊ MINH TÙNG
Phó Tổng Biên tập: HUỲNH MINH DÂN - NGUYỄN QUỐC LIÊM
Một giáo viên tốt có thể ảnh hưởng đến trẻ em trong 3-5 năm, nhưng cha mẹ tốt chắc chắn có thể ảnh hưởng đến đứa trẻ suốt cuộc đời.
Gia đình là môi trường trưởng thành đầu tiên và cha mẹ là người thầy đầu tiên của trẻ. Những phẩm chất nào mà trẻ có thể đạt được và liệu trẻ có tương lai rạng ngời hay không, đều do yếu tố gia đình quyết định chính. Mười năm sau, những đứa trẻ đầy hứa hẹn đến từ 7 kiểu gia đình này.
1. Coi trọng giáo dục gia đình
"Cam trồng ở Hoài Nam là quýt, cam trồng ở Hoài Bắc là cam" (Hoài Nam và Hoài Bắc cùng thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc). Một gia đình coi trọng giáo dục chắc chắn có thể sinh ra một đứa trẻ ưu tú, ham học hỏi.
Nhà giáo dục Thái Nguyên Bồi (Trung Quốc) nói: "Gia đình là trường học đầu tiên của cuộc đời". Cha mẹ là người thầy đầu tiên của con cái, bổn phận của mọi bậc cha mẹ là phải coi trọng giáo dục gia đình.
Giáo dục 5 buổi ở trường cần thêm 2 buổi ở nhà nữa mới thu được hiệu quả. Tại trường mỗi đứa trẻ đều có cơ hội như nhau, nhưng tại nhà thì chưa chắc. Đừng để "5 + 2 = 0", đừng để con cái thua thiệt về giáo dục tại gia.
2. Gia đình lạc quan
Có một hiện tượng tâm lý gọi là "lây nhiễm cảm xúc" - tức người này có thể bị nhiễm cảm xúc của người khác giống như lây lan bệnh cúm. Nếu ở xung quanh những người vui vẻ, hạnh phúc thì cảm xúc của chúng ta cũng đi theo chiều hướng tốt lên, nếu ở cạnh những người luôn ủ rũ, cau có, những cảm xúc tiêu cực từ họ cũng bị lan truyền sang ta.
Sự tích cực và lạc quan của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến con, giúp trẻ luôn lạc quan, chủ động đối mặt với mọi khó khăn và thất bại. Một số chuyên gia đã phát hiện tính cách của trẻ càng lạc quan thì trẻ sẽ vượt trội các bạn cùng lứa tuổi.
3. Gia đình thích học hỏi
Bản chất của giáo dục là trau dồi thói quen. Tất cả chúng ta đều biết rằng những thói quen tốt của một đứa trẻ cần được trau dồi từ khi còn nhỏ, nhưng có thể trẻ sẽ không hiểu được nếu chỉ nói chuyện suông.
Cách tạo thói quen cho con hiệu quả là làm gương. Cha mẹ muốn con đọc sách thì bản thân phải đọc. Những đứa trẻ lớn lên trong một gia đình tràn ngập không khí học tập thì việc học sẽ trở thành một thói quen, chứ không phải là một gánh nặng.
4. Gia đình yêu thương
Trong bộ phim Vòng quay hạnh phúc (2019), sự phiến diện của cha mẹ khiến con trai cả trở nên đạo đức giả, con trai thứ ích kỷ, còn con gái út bị phân biệt đối xử rõ ràng, dẫn tới trong lòng luôn uất ức...
Hình dáng của người cha và tâm trạng của người mẹ quyết định tương lai của đứa trẻ và là phong thủy tốt nhất cho một gia đình. Đối với trẻ em, chất dinh dưỡng phát triển tốt nhất chính là tình yêu thương.
5. Gia đình tôn trọng trẻ
Mỗi đứa trẻ là một món quà của thượng đế, muốn một đứa trẻ ngoan thì trước hết chúng ta phải tôn trọng tâm hồn trẻ. Hãy chấp nhận mọi thứ về con bạn, tin tưởng vào trẻ và để trẻ làm những gì muốn. Mọi thứ đứa trẻ làm hôm nay là để trở thành một bản thân tốt hơn vào ngày mai.
Tôn trọng mọi thứ về trẻ em là nền tảng của mọi nền giáo dục. Sự hiểu biết và hỗ trợ của cha mẹ quan trọng hơn việc chất vấn và từ chối. Hãy gieo vào lòng con một hạt giống và tiếp thêm cho con một chút định hướng, một chút sức mạnh, rồi đợi hoa nở.
6. Gia đình gọn gàng
Một số giáo viên nói điểm số của học sinh thực sự có thể nhìn qua bàn học. Học sinh xuất sắc luôn có bàn học, cặp sách gọn gàng. Đó là bởi vì chúng đã hình thành thói quen từ khi còn nhỏ và xử lý mọi thứ trong cuộc sống một cách có trật tự.
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ cũng là một phần quan trọng của môi trường gia đình. Những đứa trẻ lớn lên trong gia đình gọn gàng, sạch sẽ không chỉ phát triển những thói quen tốt mà còn đối mặt với cuộc sống một cách bình tĩnh hơn. Người xưa đã nói "Nhà không lau thì làm sao quét được thế giới".
7. Gia đình có quy tắc
"Tự do với các quy tắc là linh hoạt, tự do không có quy tắc là càn rỡ". Tình yêu đích thực đối với trẻ em không phải là sự buông lỏng, mà là sự kiềm chế.
Yêu thương và quy tắc không đối lập nhau, mà thống nhất với nhau. Cha mẹ xây dựng nề nếp trong gia đình để sửa cho con thói hư tật xấu và dần dần hình thành nên các thói quen tốt.
Theo VNE