Báo Bình Dương điện tử - www.baobinhduong.vn
Tổng Biên tập: LÊ MINH TÙNG
Phó Tổng Biên tập: HUỲNH MINH DÂN - NGUYỄN QUỐC LIÊM
Làm thế nào để gia đình luôn hạnh phúc, câu hỏi này nghe thật là lạ nhưng không dễ có lời giải đáp thỏa đáng. Stephanie Olsen – một nhà viết sách, mẹ của hai con nhỏ, một nhà kinh doanh, đồng thời là một giáo viên và người tình nguyện cứu hộ động vật, mở đầu bài viết trên trang web allthatwomenwant (Điều phụ nữ muốn) về bí quyết để khiến chồng lúc nào cũng yêu mình…
“Khi bạn bắt đầu có thái độ thù địch với bạn đời, tranh luận sẽ xảy ra nhanh chóng. Thực tế, bạn vẫn có thể đối xử tốt với ông sếp ngớ ngẩn của mình, với các đồng nghiệp còn ngốc nghếch hơn, và thậm chí cả với cái gã chán ngắt ngồi cạnh bạn trên xe bus. Vậy thì, hãy cố gắng giữ phép lịch sự xã hội tương đương như thế khi ở nhà, và hãy xem điều gì xảy ra.
Hãy tán gẫu những mẩu chuyện nhỏ với bạn đời, kể về chuyện ngộ nghĩnh đã xảy ra ở cơ quan hôm nay, và bài báo thú vị mà bạn đọc được, một chút kiêu hãnh về ngày hôm nay của con mình. Không phải tất cả các cuộc trò chuyện với bạn đời đều phải có ý nghĩa to tát hoặc nhằm để thúc đẩy mối quan hệ, mà điều quan trọng là tạo ra sự trao đổi thân tình bằng lời.
Và điều quan trọng không kém là không suy nghĩ những điều thô lỗ. Hãy đánh lừa mình rằng các suy nghĩ được thốt ra lời, và hãy cố gắng nói các từ đẹp. Chỉ việc thử nó thôi, được không? Những nụ cười rất dễ lây nhiễm, bạn nhớ nhé.
Nếu lời yêu cầu (không biết đã bao nhiêu lần) của bạn nhắc anh ấy hãy đổ túi rác (hoặc tắm cho lũ trẻ hoặc sửa cái vòi nước rỉ…) bị lờ đi, đừng cho phép bạn đẩy kịch bản đến chỗ những cuộc tranh luận leo thang, yêu cầu và kết tội. Hãy nở nụ cười toe toét, tóm lấy cái tay lười biếng ấy và giả vờ vui vẻ: “Đây nhé, em sẽ giúp nhé, em rất cố gắng nhé!”. Một khi anh ấy đã nhấc chân lên và bạn đẩy chàng vào vị trí, dường như sức nặng đã được cởi bỏ và công việc sẽ được thực hiện.
Bổ sung sự hài hước vào các tình huống tranh cãi (hoặc bực mình) có thể là một kẻ phá đám tuyệt vời: Tôi thậm chí đôi khi giả vờ không nghe thấy chồng mình, nở một nụ cười đờ đẫn trên mặt và nói “Anh nói gì cơ?”. Thế là mọi việc dịu trở lại.
Mục tiêu trước nhất là khiến cho cuộc sống trở nên dễ chịu hơn với bạn, điều đó có nghĩa là đừng “bật lại” chồng với mỗi lời la rầy của anh ấy, hãy để anh ấy có cơ hội để thể hiện, tại sao không? Một khi bạn có thể giao tiếp theo cách có ý nghĩa với người khác, bạn có thể tự giải quyết những vấn đề cá nhân mình.
Khi bạn cáu giận, đừng ôm ấp nhiều. Trở nên thân mật về mặt thể chất không phải là ưu tiên hàng đầu trong danh sách những việc làm bạn dễ chịu, trừ phi đó là cách xả stress với cái túi để đấm. Tuy nhiên, đụng chạm lại là yếu tố quan trọng khi bạn muốn thiếp lập lại niềm tin và giao tiếp với bạn đời, và bạn có thể bắt đầu một chút. Chẳng hạn hãy làm rối tóc anh ấy với bộ găng tay, hoặc lôi kéo lũ nhỏ để “khuấy động bố một chút nào”, hoặc chọc cù anh ấy cho đến khi anh ấy xin tha.
Khi cảm thấy thoải mái, bạn có thể đặt nụ hôn lên tay anh ấy (như lời “cảm ơn” cho việc anh ấy đã làm vài việc nhà), bạn có thể xoa cổ anh ấy khi đi qua máy tính, nhờ anh ấy mát xa chân khi cả hai bạn đang nằm trên ghế.
Lời khuyên của tôi đơn giản, nhưng đủ để tạo ra sự gắn kết. Bạn có thể thực hiện nó từ bây giờ mà”.
Theo Hạnh phúc gia đình