| 23-09-2020 | 07:16:48

Chỗ dựa vững chắc của người lao động khó khăn

 Khi công nhân, người lao động (NLĐ) gặp khó khăn trong cuộc sống, việc làm, tổ chức công đoàn cơ sở (CĐCS) là nơi họ gửi gắm niềm tin, giãi bày, giúp họ tháo gỡ. Vì thế, việc thành lập CĐCS và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức công đoàn là nhiệm vụ trọng tâm được các cấp công đoàn trong tỉnh tập trung thực hiện.

 Bà Nguyễn Hoàng Bảo Trân, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh thăm, tặng quà cho NLĐ có hoàn cảnh khó khăn

 Hơn 1.000 CĐCS được thành lp

Thực hiện chương trình phát triển đoàn viên giai đoạn 2013-2018 của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Chương trình số 16-Ctr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc xây dựng, phát triển tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp (DN) khu vực ngoài Nhà nước, giai đoạn 2016-2020; Chương trình số 33-CTr/TU ngày 15-12- 2016 của Tỉnh ủy Bình Dương về phát triển tổ chức công đoàn và phong trào công nhân trong tình hình mới, LĐLĐ tỉnh được Tổng LĐLĐ Việt Nam giao chỉ tiêu phát triển tăng thêm trong nhiệm kỳ là 116.000 đoàn viên công đoàn và thành lập mới 700 CĐCS.

Thực hiện nhiệm vụ trên, các cấp công đoàn đã có nhiều nỗ lực trong việc điều tra, khảo sát, xây dựng kế hoạch phát triển đoàn viên, trọng tâm là ở khu vực DN sử dụng từ 30 lao động trở lên. Kết quả có 95% đơn vị, DN khu vực ngoài Nhà nước có 30 lao động trở lên có tổ chức công đoàn; kết nạp 196.290 đoàn viên mới, vượt 69,2% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội IX; thành lập mới được 1.102 CĐCS, vượt 57% chỉ tiêu nhiệm kỳ, hoàn thành chỉ tiêu Tổng Liên đoàn giao sớm hơn 2 năm. Toàn tỉnh hiện có 3.196 CĐCS, trong đó có 2.409 CĐCS khu vực DN ngoài Nhà nước, chiếm tỷ lệ 75,4% so với tổng số CĐCS, với 691.881 đoàn viên công đoàn/757.206 công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trong các đơn vị có tổ chức công đoàn. Tỷ lệ đoàn viên trong các CĐCS khu vực Nhà nước đạt 97%, khu vực DN ngoài Nhà nước đạt 91%.

Bà Trương Thị Bích Hạnh, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, cho biết: “Để CĐCS hoạt động hiệu quả, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn phải có sự chuyển biến tích cực theo hướng đa dạng hóa hình thức, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo; tổ chức tập huấn theo chuyên đề, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ CĐCS ở các DN. Qua 5 năm, các cấp công đoàn trong tỉnh đã tổ chức 731 lớp tập huấn, bồi dưỡng cho trên 150.000 lượt cán bộ công đoàn, trong đó số lượt ủy viên Ban Chấp hành CĐCS được tập huấn các lớp chuyên đề, nghiệp vụ công tác công đoàn đạt trên 90%”.

Công đoàn các cấp đã đổi mới nội dung, phương thức chỉ đạo của công đoàn cấp trên đối với cấp dưới theo hướng tăng cường vai trò hỗ trợ, hướng dẫn của công đoàn cấp trên nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của CĐCS; xây dựng các mô hình câu lạc bộ cán bộ công đoàn nòng cốt, các tổ hỗ trợ công tác của công đoàn cấp trên; phân công cán bộ phụ trách địa bàn theo khu công nghiệp, nhóm CĐCS… Qua đó, đội ngũ cán bộ CĐCS đã từng bước được xây dựng bảo đảm có kiến thức, kỹ năng, tâm huyết, gắn bó với tổ chức, góp phần xây dựng CĐCS vững mạnh.

Bo v quyn li người lao động

Thời gian qua, các cấp công đoàn đã tập hợp ý kiến, nguyện vọng của đoàn viên, CNVCLĐ; tích cực nghiên cứu, tham gia xây dựng chính sách, pháp luật có liên quan đến NLĐ và tổ chức công đoàn. Các cấp công đoàn còn tích cực tham mưu, đề xuất với Tỉnh ủy, UBND tỉnh về chủ trương, chính sách nhằm tháo gỡ các khó khăn về đời sống, sinh hoạt của công nhân lao động (CNLĐ), như: Xây dựng nhà ở, nhà trẻ, xây dựng chính sách hỗ trợ cho nhóm trẻ độc lập, tư thục trông giữ con CNLĐ; xây dựng các thiết chế văn hóa của tổ chức công đoàn; chính sách hỗ trợ CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn...

Các cấp công đoàn đã triển khai nhiều hoạt động cụ thể nhằm tăng cường thông tin, sự hợp tác giữa các bên liên quan trong quan hệ lao động, thực hiện quy chế dân chủ tại nơi làm việc, tư vấn pháp luật và tham gia giải quyết tranh chấp nhằm ổn định tình hình quan hệ lao động. Công đoàn đã chủ động tham gia, phối hợp với chính quyền, cơ quan chuyên môn đồng cấp từng bước nâng cao chất lượng hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, hội nghị NLĐ và đối thoại tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, nhiều hình thức dân chủ ở cơ sở được các đơn vị, DN tổ chức thực hiện như họp chuyên môn, công đoàn định kỳ, hộp thư góp ý, thông báo trên loa phát thanh, bản tin, tờtin nội bộ... Vai trò của công đoàn trong xây dựng quan hệ lao động và tình hình quan hệ lao động được cải thiện rõ nét.

Công đoàn phối hợp với chính quyền cùng cấp tổ chức gặp gỡ, tọa đàm giữa lãnh đạo tỉnh, huyện với CNLĐ và cán bộ CĐCS để trao đổi thông tin, nắm bắt và giải quyết kịp thời các bức xúc, kiến nghị của CNLĐ, động viên NLĐ an tâm sản xuất và sinh sống. Việc nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể trong các DN được các cấp công đoàn chú trọng thực hiện. Số lượng thỏa ước lao động tập thể tăng so với đầu nhiệm kỳ. Đến nay, đã có 1.366 DN xây dựng, đăng ký thoả ước lao động tập thể đạt 56,3%...

 “Công tác xây dựng CĐCS vững mạnh được quan tâm và có nhiều chuyển biến. Các cấp công đoàn đã tích cực triển khai, cụ thể hóa hướng dẫn của Tổng Liên đoàn về “Xây dựng CĐCS vững mạnh và đánh giá chất lượng hoạt động CĐCS”, xây dựng bảng chấm điểm, từng bước thực hiện đánh giá CĐCS thực chất. Hàng năm, 100% CĐCS đủ điều kiện đều được đánh giá, xếp loại. Kết quả, hàng năm có 96% trở lên CĐCS khu vực Nhà nước, 50% trở lên CĐCS khu vực DN ngoài Nhà nước đạt vững mạnh, vững mạnh xuất sắc”.
(Bà Trương Thị Bích Hạnh, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh)

 QUANG TÁM  

Chia sẻ