| 22-05-2015 | 08:04:20

Chuyện về một người lính Cụ Hồ

Dù đã bước vào tuổi bát tuần, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (AHLLVTND), thiếu tá Nguyễn Đức Nghĩa vẫn luôn giữ được tác phong giản dị, hòa nhã trong công việc và trong nếp sống hàng ngày, vẫn sáng ngời đạo đức của anh bộ đội Cụ Hồ năm xưa. Ông cũng chính là đại diện cho thế hệ những người lính kiên cường, bản lĩnh cả trong thời chiến lẫn thời bình.

 AHLLVTND Nguyễn Đức Nghĩa (phải) trong một lần vinh dự được ra thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

 Anh hùng trong thời chiến

Vào một buổi chiều mùa hè, chúng tôi tìm tới căn nhà nhỏ của AHLLVTND, thiếu tá Nguyễn Đức Nghĩa tại khu phố Bình Đường 1, phường An Bình, TX.Dĩ An. Người chiến sĩ từng vào sinh ra tử trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước xưa kia lúc nào cũng nhớ về những năm tháng hào hùng đã trôi qua. Lặng một lúc như để cho những hoài niệm ùa về, ông bắt đầu kể cho chúng tôi nghe nhiều câu chuyện thú vị.

 Hàng ngày, sống cạnh người vợ làm giáo viên đã về  hưu và những đứa cháu của 4 người con đều làm giáo viên, ông còn mở một tiệm sửa xe, bơm xe hầu như là miễn phí cho công nhân trong Khu công nghiệp Sóng Thần. Có nhiều người cứ khăng khăng bỏ tiền vào trong cái ống đựng phụ tùng sửa xe, ông lại lấy tiền đó đi mua những bình nước để ngay trước nhà để công nhân, người bán vé số, ve chai… có khát thì ghé lại uống...

Ông Nghĩa sinh năm 1944 tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ngày 22-12-1964, chàng thanh niên vừa tròn 20 tuổi cùng với những người bạn của mình hăng hái lên đường vào Nam chiến đấu. Ông được điều về Sư đoàn 325 thuộc Bộ E 101, trực tiếp tham gia chiến đấu tại chiến trường Tây nguyên và miền Đông Nam bộ. Ký ức một thời trai trẻ của ông đều gắn liền với những trận chiến oanh liệt. Được huấn luyện về đánh bộc phá và có biệt danh là “chuyên gia thuốc nổ” nên ông Nguyễn Đức Nghĩa luôn được giao trọng trách tiên phong. Trong hai trận đánh đồn Đak Long, Kon Tum năm 1965 và trận diệt căn cứ Đak Tô năm 1966, ông đã anh dũng chiến đấu với kẻ thù, cùng quân ta làm chủ hai căn cứ này, bắt sống và tiêu diệt hàng trăm quân địch. Sau mỗi trận đánh, ông Nghĩa đều được tặng huân chương chiến công.

Tháng 10-1966, đơn vị hành quân vào đến miền Đông Nam bộ. Tháng 11-1966, đại đội của ông Nghĩa được lệnh đi đánh Mỹ tại trảng Chà Giơ (lòng hồ Dầu Tiếng hiện nay). Đây là trận mở màn ta phản kích chiến dịch Gian-xơn Xi-ty. Cũng như những trận đánh khác, ông Nghĩa cũng chiến đấu anh dũng, kiên cường và tiêu diệt hơn 20 tên địch, nhưng ông bị thương rất nặng. Trong trận Chà Giơ, ông Nghĩa tiếp tục được tặng hai Huy hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ và một Huân chương Chiến công hạng hai. Kể đến đây, ánh mắt ông sáng rực: “Đó là những năm tháng gian lao mà anh dũng, có lẽ trong cuộc đời của mỗi người lính không thể nào quên”.

Tháng 9-1967, tại hội nghị chiến sĩ thi đua Miền, ông Nguyễn Đức Nghĩa được tuyên dương AHLLVTND. Tại đây, ông được gặp nữ tướng Nguyễn Thị Định. Nữ tướng đã tặng cho ông Nghĩa một khẩu súng K54 và bảo ông giữ lấy để tự vệ. Sau này, khi nghe tin ông bị thương khá nặng, bà Nguyễn Thị Định đã quan tâm đưa ông ra Bắc để điều trị và đi học. Cuối tháng 12 -1967, ông Nguyễn Đức Nghĩa được cấp trên đưa đi thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng. Tại đây, Đại tướng luôn quan tâm, thăm hỏi và động viên ông làm ông rất xúc động xen lẫn tự hào. Ông tự hào kể: “Tôi còn cảm thấy vinh dự, tự hào hơn khi sau này cha tôi cũng được Đại tướng mời ra Hà Nội để gặp gỡ và tuyên dương”.

Bình dị giữa đời thường

Trọn cuộc đời gắn với binh nghiệp, lừng lẫy chiến công, cống hiến cả một thời trai trẻ cho công cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc, khi về với đời thường, ông không ngừng phát huy phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ. Ông là một trong những người được UBND tỉnh tặng bằng khen vì có thành tích là đảng viên 5 năm liền hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

 AHLLVTND Nguyễn Đức Nghĩa trong dịp gặp gỡ với nữ tướng Nguyễn Thị Định. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Tháng 9-1967, tại hội nghị chiến sĩ thi đua Miền, ông Nguyễn Đức Nghĩa được tuyên dương AHLLVTND. Tại đây, ông được gặp nữ tướng Nguyễn Thị Định. Nữ tướng đã tặng cho ông Nghĩa một khẩu súng K54 và bảo ông giữ lấy để tự vệ. Sau này, khi nghe tin ông bị thương khá nặng, bà Nguyễn Thị Định đã quan tâm đưa ông ra Bắc để điều trị và đi học. Cuối tháng 12 -1967, ông Nguyễn Đức Nghĩa được cấp trên đưa đi thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng. Tại đây, Đại tướng luôn quan tâm, thăm hỏi và động viên ông làm ông rất xúc động xen lẫn tự hào. Ông tự hào kể: “Tôi còn cảm thấy vinh dự, tự hào hơn khi sau này cha tôi cũng được Đại tướng mời ra Hà Nội để gặp gỡ và tuyên dương”.

Giờ đây, ông đã bước vào cái tuổi xưa nay hiếm. Nhưng mặc cho những vết thương cứ mỗi lần trở trời là lại đau nhức nhối, ông vẫn sống đời sống bình dị nhưng chẳng vô thường. Phụng sự Tổ quốc rồi đến phụng sự nhân dân, ở vị trí nào ông cũng luôn hết lòng và tâm huyết. Ông tham gia làm tổ trưởng tổ dân phố nhiều năm liền, rồi làm bí thư chi bộ, chủ tịch hội người cao tuổi, hội cựu chiến binh… Ông cũng là người chủ động đưa ra nhiều giải pháp chăm lo đời sống cả vật chất lẫn tinh thần cho nhân dân.

AHLLVTND Nguyễn Đức Nghĩa vẫn thường được mời đi nói chuyện với đoàn viên thanh niên trong những sự kiện quan trọng của TX.Dĩ An. Ông bảo, những trải nghiệm của những người lính trong chiến tranh chính là điểm tựa, là tấm gương sáng cho các thế hệ sau hiểu được cái giá của chiến tranh và hòa bình, để tiếp nối truyền thống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời đại mới. Hàng ngày, sống cạnh người vợ làm giáo viên đã về hưu và những đứa cháu của 4 người con đều làm giáo viên, ông còn mở một tiệm sửa xe, bơm xe hầu như là miễn phí cho công nhân trong Khu công nghiệp Sóng Thần. Có nhiều người cứ khăng khăng bỏ tiền vào trong cái ống đựng phụ tùng sửa xe, ông lại lấy tiền đó đi mua những bình nước để ngay trước nhà để công nhân, người bán vé số, ve chai… có khát thì ghé lại uống.

Những phẩm chất tốt đẹp của bộ đội Cụ Hồ luôn được những người lính như ông gìn giữ và phát huy, để mãi xứng đáng với sự tin yêu của nhân dân, xứng đáng với lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Người lính kiêu hùng với ý chí sắt đá “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” năm xưa ấy, giờ đây, vẫn trung thành với lý tưởng của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Thấy chúng tôi ngưỡng mộ trước những chiến công trong thời chiến và những việc ông làm trong thời bình, người lính già nở nụ cười hồn hậu và đọc lại câu thơ của cụ Phan Châu Trinh: “Gian nan chi kể việc con con”.

 NGỌC THANH

Chia sẻ