Báo Bình Dương điện tử - www.baobinhduong.vn
Tổng Biên tập: LÊ MINH TÙNG
Phó Tổng Biên tập: HUỲNH MINH DÂN - NGUYỄN QUỐC LIÊM
Trong những năm qua, phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) trong tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Nhờ làm tốt công tác vận động nên phong trào ngày càng phát triển, xuất hiện nhiều mô hình hay, góp phần từng bước đẩy lùi tội phạm ra khỏi cộng đồng dân cư.
Nhiều hoạt động ở cơ sở
Nhằm tiếp tục đẩy mạnh hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên địa bàn tỉnh, phát huy sức mạnh của lực lượng trị an cơ sở trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả phong trào này. Trên cơ sở các chỉ thị, chương trình, kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên, Công an tỉnh phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức thực hiện công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ gắn liền với việc xây dựng, thực hiện các nghị quyết liên tịch, chương trình phối hợp, huy động toàn hệ thống chính trị tham gia thực hiện hiệu quả Chương trình hành động của Tỉnh ủy đề ra.
Lực lượng công an vận động người dân chủ động tố giác tội phạm, giữ gìn ANTQ
Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân được các cấp, các ngành đẩy mạnh thực hiện và xác định đây là một trong những công tác quan trọng nhằm phát huy sức mạnh toàn dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Trong 10 năm qua, các ban, ngành, đoàn thể tỉnh đã phối hợp tổ chức 3.180 lớp tập huấn với 250.890 lượt người tham gia, với các nội dung chủ yếu về phòng chống tội phạm, ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, phòng chống xâm hại trẻ em, bình đẳng giới... Tổ chức tuyên truyền, lồng ghép nội dung phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội được hàng trăm ngàn cuộc, thu hút hơn 5,4 triệu lượt người tham dự. Song song đó, các ban ngành đã tổ chức phổ biến pháp luật qua các hình thức như tuyên truyền trực tiếp, hội nghị, tọa đàm... được 5.450 cuộc với 890.238 lượt người tham dự; phát hành ấn phẩm tạp chí, tài liệu tuyên truyền, sách pháp luật, tờ bướm, tờ rơi... nhằm phổ biến các văn bản pháp luật về phòng, chống tội phạm đến cán bộ và nhân dân.
Hiệu quả từ các mô hình
Thượng tá Huỳnh Văn Sáng, Phó trưởng Phòng xây dựng phong trào bảo vệ ANTQ Công an tỉnh cho biết đến nay các mô hình tựquản, các tổchức quần chúng tựnguyện tham gia phòng, chống tội phạm vàgiữgìn an ninh trật tự từng bước được củng cốvàđi vào hoạt động nềnếp hơn. Các mô hình đã phát huy được hiệu quả, trong đó có một số mô hình được các địa phương đến học hỏi kinh nghiệm để về áp dụng.
Đến nay toàn tỉnh có 69 mô hình phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; 7 mô hình phòng, chống ma túy; 8 mô hình về trật tự an toàn giao thông; 12 mô hình toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS; 32 mô hình tự quản bảo vệ môi trường; 3 mô hình phòng, chống tội phạm gắn với nhiệm vụ xây dựng kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhiều mô hình tiêu biểu phát huy tác dụng tốt như mô hình “Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm”; “Câu lạc bộ Xứ đạo bình yên”; mô hình “Thắp sáng niềm tin”, camera an ninh; “Tiếng kẻng dân phòng”; “Đội công nhân xung kích tự quản về ANTT trong doanh nghiệp”. Trong đó, có 2 mô hình được Bộ Công an thông báo điển hình toàn quốc là: Mô hình “Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm” hiện có 91/91 xã, phường, thị trấn thành lập câu lạc bộ với 3.188 thành viên; mô hình “Đội công nhân xung kích tự quản về ANTT trong doanh nghiệp” đến nay đã thành lập 757 đội với 15.778 thành viên tại 749 doanh nghiệp.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn một số mô hình đạt hiệu quả cao trong phòng, chống tội phạm như: “Câu lạc bộ chủ nhà trọ tự quản về ANTT” với 5.158 thành viên; “Câu lạc bộ Chi hội thanh niên nhà trọ” với 4.965 thành viên; 203 “Câu lạc bộ nữ chủ nhà trọ” với 8.174 thành viên... Trong 10 năm qua quần chúng nhân dân đã cung cấp cho lực lượng chức năng được 25.460 nguồn tin có giá trị, giúp điều tra khám phá 8.730 vụ, bắt xử lý 17.949 đối tượng; bắt, vận động đầu thú được 1.314 đối tượng truy nã.
L.T.PHƯƠNG