| 14-08-2019 | 09:20:29

Ngành gốm sứ khó tuyển lao động lành nghề

Trong thời gian qua, các doanh nghiệp (DN) gốm sứ ở Bình Dương như Minh Long, Cường Phát… đã mang thương hiệu gốm sứ nổi tiếng đến bạn bè trong nước, quốc tế. Để phát triển nghề gốm, phát triển thương hiệu, các DN gốm sứ Bình Dương đã nỗ lực rất nhiều, trong đó có việc tự đào tạo lao động, nghiên cứu tìm hiểu những sản phẩm độc đáo. Tuy nhiên, họ cũng rất cần sự hỗ trợ từ phía tỉnh để đưa nghề gốm sứ “bay cao, bay xa”.

Tự đào tạo lao động

Thiếu lao động có tay nghề để sản xuất là vấn đề được các DN trong tỉnh quan tâm. Với gần 50 DN, khoảng 9.000 lao động, các DN thuộc Hiệp hội gốm sứ Bình Dương cũng đang phải “đỏ mắt” tuyển dụng lao động lành nghề.

Các DN gốm sứ khẳng định, nghề này không chỉ đòi hỏi sự khéo tay mà phải có sự sáng tạo để đưa ra những sản phẩm đẹp mắt để cạnh tranh. Cũng chính những đòi hỏi cao của nghề này nên ít lao động trẻ lựa chọn để lập thân, lập nghiệp. Đa số những bạn trẻ theo nghề là do “cha truyền, con nối”. Chính vì vậy, lao động đối với họ luôn là “vốn quý”.


Các công ty gốm sứ luôn thiếu lao động lành nghề. Ảnh: C.P

Các DN gốm sứ trong tỉnh đều đang sản xuất dựa vào sức người, kinh nghiệm gia truyền với những kỹ thuật thủ công đã có từ hàng chục năm nay. Đặc biệt, với những công đoạn như tạo hình, vẽ họa tiết, làm men, lò đốt thì cũng chỉ áp dụng theo “bí quyết” chứ chưa theo khoa học nghiên cứu nên gốm sứ Bình Dương đang gặp khó khăn trong việc cạnh tranh.

Những khó khăn đó đã được đại diện Hiệp hội gốm sứ Bình Dương gửi đến lãnh đạo tỉnh qua hội nghị tiếp xúc các hiệp hội ngành hàng và các DN đầu tư trong nước năm 2019. Ông Lý Ngọc Bạch, Chủ tịch Hiệp hội gốm sứ Bình Dương, cho biết tuyển dụng lao động phổ thông đã khó chứ chưa nói đến lao động lành nghề. Hiện nay, hầu hết các DN trong hiệp hội đều

 phải tự đào tạo cho lao động của mình. Trong thời gian tới, để gỡ khó cho các DN trong hiệp hội ông cũng rất mong Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ- TB&XH) chỉ đạo các trường dạy nghề trong tỉnh phối hợp với hiệp hội đào tạo thêm các ngành phục vụ cho nghề gốm, như đồ họa mỹ thuật gốm, nghề chấm khắc men, nghề tạo hình gốm, nghề pha men gốm...

Ông Bạch cũng hy vọng tỉnh tạo điều kiện tổ chức các đợt triển lãm để DN có cơ hội giới thiệu sản phẩm đến với mọi người; đồng thời, mời các chuyên viên nước ngoài về trao đổi kinh nghiệm sản xuất gốm sứ để DN có thêm kiến thức, thoát khỏi tư tưởng nghề gốm chỉ sử dụng những “bí quyết” từ gia đình.

Gỡ khó cho DN

Trước những mong mỏi của các DN thuộc Hiệp hội gốm sứ Bình Dương, lãnh đạo Sở LĐ- TB&XH cho biết hiện nay Bình Dương có trường đào tạo nghề gốm sứ là trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương. Tuy nhiên, số lượng học sinh đăng ký nghề này không nhiều. Sở cũng đã tuyên truyền để các em hiểu, đam mê và theo học nghề gốm sứ nhưng đó là sự lựa chọn không thể ép buộc.

Nhằm định hướng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo nghề đáp ứng theo nhu cầu của DN, giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp tham gia thị trường lao động đúng với chuyên ngành được học, trong thời gian tới Sở LĐ-TB&XH tổ chức hội thảo đào tạo nghề giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và hiệp hội ngành hàng. Mục đích của hội thảo là để DN của các hiệp hội ngành nghề cùng tham gia vào đào tạo nghề, tạo điều kiện hỗ trợ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên kết đào tạo nghề

 sinh viên trực tiếp tham gia thực tập sản xuất, đồng thời tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, giáo viên tham quan thực tế. trong DN, giới thiệu học sinh,

Cung ứng lao động lành nghề sẽ là giải pháp tốt nhất để đưa gốm sứ Bình Dương ngày càng phát triển. Có nguồn lao động, các DN gốm sứ ổn định sản xuất, giá trị xuất khẩu tăng cao, người lao động sẽ được quan tâm hơn nữa, có điều kiện sống tốt hơn.

 “Rất mong nhận được sự phối hợp, tham gia của các hiệp hội ngành nghề và các DN để công tác đào tạo nghề đạt hiệu quả. Từ đó hỗ trợ DN thu hút lao động có chuyên môn, tay nghề”.

(Ông Lê Minh Quốc Cường, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH)

 THIÊN LÝ

Chia sẻ