Báo Bình Dương điện tử - www.baobinhduong.vn
Tổng Biên tập: LÊ MINH TÙNG
Phó Tổng Biên tập: HUỲNH MINH DÂN - NGUYỄN QUỐC LIÊM
Hỏi: Cơ quan Nhà nước có phải cung cấp thông tin theo hình thức mà người yêu cầu đề nghị trong mọi trường hợp không?
Trả lời: Khoản 2, Điều 25 Luật Tiếp cận thông tin quy định: “Cơ quan Nhà nước được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin theo hình thức mà người yêu cầu đề nghị phù hợp với tính chất của thông tin được yêu cầu cung cấp và khả năng của cơ quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Như vậy, vềcơ bản, trên cơ sởtính chất của thông tin, khối lượng thông tin vàkhảnăng đáp ứng của cơ quan Nhànước, cơ quan cung cấp thông tin xem xét đểcung cấp thông tin cho người yêu cầu theo hình thức mà họ đề nghị (thểhiện tại phiếu yêu cầu cung cấp thông tin). Tuy nhiên, cơ quan Nhànước không cótrách nhiệm cung cấp thông tin theo hình thức mà người yêu cầu đề nghị trong mọi trường hợp.
Trong trường hợp cơ quan cung cấp thông tin không có khả năng cung cấp bằng hình thức do người yêu cầu đềnghị(vídụ: Thông tin được yêu cầu không phải là thông tin thuộc tập tin có sẵn và không thể truyền tải qua mạng điện tử thìkhông thểcung cấp qua hình thức mạng điện tử) hoặc là pháp luật quy định phải cung cấp theo một hình thức khác thì cơ quan cung cấp thông tin lựa chọn hình thức cung cấp thông tin thích hợp để cung cấp cho người yêu cầu màkhông phải cung cấp dưới hình thức theo yêu cầu của người dân.
Hỏi: Ai có trách nhiệm xử lý thông tin cung cấp theo yêu cầu không chính xác? Trình tự, thủ tục xử lý như thế nào?
Trả lời: Nhằm bảo đảm thông tin được cung cấp phải kịp thời, chính xác, đầy đủ phù hợp với các nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân, khắc phục tình trạng thực tế là đã có những thông tin không chính xác, không đúng sự thật gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến trật tự và ổn định xã hội, Điều 32 Luật Tiếp cận thông tin quy định cụ thể trách nhiệm, trình tự, thủ tục xử lý thông tin cung cấp theo yêu cầu không chính xác, cụ thể như sau:
- Trường hợp phát hiện thông tin do mình cung cấp không chính xác thì chậm nhất là 5 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện, cơ quan Nhà nước có trách nhiệm đính chính và cung cấp lại thông tin, trừ trường hợp quy định tại khoản 3, Điều 32 Luật tiếp cận thông tin.
- Trường hợp người yêu cầu cung cấp thông tin cho rằng thông tin được cung cấp là không chính xác thì có quyền yêu cầu cơ quan đã cung cấp thông tin cung cấp lại thông tin chính xác. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan đã cung cấp thông tin có trách nhiệm xác định tính chính xác của thông tin và trả lời cho người yêu cầu; nếu thông tin đã cung cấp không chính xác thì phải đính chính và cung cấp lại thông tin, trừ trường hợp quy định tại khoản 3, Điều 32 Luật tiếp cận thông tin.
- Trường hợp UBND cấp xã không thể xác định được tính chính xác của thông tin do mình nắm giữ thì chậm nhất là 5 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện hoặc nhận được đề nghị của người yêu cầu cung cấp thông tin, UBND cấp xã phải đề nghị cơ quan tạo ra thông tin xem xét. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan tạo ra thông tin phải xác định tính chính xác của thông tin và trả lời cho UBND cấp xã; nếu thông tin đã cung cấp không chính xác thì phải gửi kèm theo thông tin chính xác.
Chậm nhất là 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được trả lời, UBND cấp xã phải đính chính lại thông tin hoặc thông báo cho người yêu cầu cung cấp thông tin biết.
Luật quy định riêng đối với chủ thể là UBND cấp xã vì đây là chủ thể cung cấp thông tin do mình nắm giữ, một số chủ thể khác cũng phải cung cấp thông tin do chủ thể khác tạo ra như Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước... và các chủ thể quy định tại khoản 2, Điều 9 của luật.
SỞ TƯ PHÁP