| 05-05-2023 | 08:35:25

Xã Minh Tân, huyện Dầu Tiếng: Khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế bền vững

Là địa bàn vùng xa, người dân xã Minh Tân chú trọng khai thác tiềm năng lợi thế, thay đổi cách nghĩ, cách làm trong sản xuất nông nghiệp đã giúp thu nhập, mức sống dần nâng cao. Song song với phát triển kinh tế, hạ tầng giao thông được xã chú trọng đầu tư để phát triển bền vững.

 Giao thông nông thôn xã Minh Tân ngày càng hoàn thiện. Trong ảnh: Tuyến đường nhựa tổ 4, ấp Tân Thành

 Sản xuất hiệu quả

Về Minh Tân chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những vườn cao su nối dài, những vườn chuối cấy mô hữu cơ bạt ngàn. Với diện tích đất nông nghiệp hơn 4.000 ha, người dân xã Minh Tân đã tận dụng thế mạnh để phát triển trồng trọt, chăn nuôi tập trung với quy mô lớn. Từ đây xuất hiện nhiều mô hình gắn với chuỗi liên kết sản xuất, ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) mang lại hiệu quả. Điển hình như Hợp tác xã Nông nghiệp - Thương mại - Dịch vụ Yến sào Dầu Tiếng, trang trại nuôi gà đẻ trứng của ông Lê Văn Dương, mô hình “Nuôi vịt thả vườn” ƯDCNC áp dụng trên 7 hộ tại ấp Tân Định và ấp Tân Phú...

Ngoài ra, trên địa bàn còn có mô hình của Chi nhánh Unifarm đang thực hiện gần 200 ha chuối cấy mô cho năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao, nâng cao hiệu quảsử dụng đất so với cây trồng truyền thống tại địa phương. Các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi heo, gà gia công khép kín đã ký hợp đồng liên kết với các công ty như CP, Emivest, Cargill… bảo đảm giá trị chất lượng sản phẩm và giá cả cho người nông dân.

Theo ông Phạm Bình Long, Phó Chủ tịch UBND xã Minh Tân, hiện cây trồng chủ lực của xã là cao su. Những năm qua, người dân đã tích cực khai thác tiềm năng đất đai, lao động, nguồn vốn và mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi giúp kinh tế xã ngày càng phát triển. Nhiều mô hình mới được phát triển, đặc biệt phải kể đến các mô hình sản xuất hữu cơ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm chất lượng, an toàn, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững.

Mô hình chăn nuôi heo theo chuỗi cung ứng an toàn của anh Nguyễn Văn Sơn, ấp Tân Đức được xem là một trong những điển hình tiên tiến. Với diện tích 3 ha đất, anh Sơn đã áp dụng nuôi heo trại lạnh khép kín, từ sản xuất đến chế biến. Đặc biệt, heo được nuôi theo hướng hữu cơ, từ khâu chọn giống đến việc lựa chọn nguyên liệu thức ăn như đậu nành, bắp, bột cá... cho ra chất lượng thịt thơm, dẻo, an toàn. Các sản phẩm thịt heo lai rừng và sản phẩm chế biến như giò, chả, nem, xúc xích... được các đơn vị tiêu thụ có uy tín đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất nghiêm ngặt, được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Anh Sơn cho biết: “Chăn nuôi hữu cơ được người tiêu dùng đánh giá cao, nhu cầu sửdụng thực phẩm sạch trong bữa ăn hàng ngày là rất cần thiết. Để quản lý được nguồn nguyên liệu đầu vào, gia đình tôi đầu tư nhà máy sản xuất thức ăn hữu cơ cung cấp cho toàn bộ trang trại”.

Giao thông “mở đường”

Có mặt tại tuyến đường nhựa phẳng lỳ gần ngã tư trường Mầm non hoa Hướng Dương, tổ 4, ấp Tân Thanh, chúng tôi cảm nhận rõ được sự vui mừng của 40 hộ dân sinh sống trên tuyến đường này. Bà Phạm Thị Quyên, buôn bán tạp hóa nơi đây, chia sẻ: “Tôi sống ở đây từ năm 2012, trước còn là con đường đá đỏ, đi lại bất tiện. Từ khi được đầu tư nâng cấp thành đường nhựa năm 2019, bà con đi lại dễ dàng, buôn bán cũng thuận lợi hơn. Để có con đường đẹp, người dân chúng tôi đã không ngại hiến đất và hoa màu để xây dựng”.

Ông Nguyễn Ngọc Giới, Trưởng ấp Tân Thanh, cho biết: “Trên địa bàn ấp có 8 tuyến đường hẻm với 294 hộ dân. Tuyến đường nhựa được xã đầu tư kinh phí, đèn chiếu sáng, camera an ninh do ấp và người dân cùng đóng góp. Ngoài ra, để chung tay với nhà nước xây dựng quê hương, phát triển kinh tế, nhiều tuyến đường bê tông xi măng do người dân đóng góp hoàn toàn từ hiến đất, hoa màu và kinh phí”.

Có thể nói, ở đâu hạ tầng giao thông phát triển, ở đó kinh tế khởi sắc. Xác định được tầm quan trọng đó nên những năm qua, bên cạnh chú trọng phát triển các mô hình kinh tế, hệ thống giao thông nông thôn (GTNT) được xã nâng cấp mở rộng, tạo sự lưu thông thuận lợi. Theo lãnh đạo xã Minh Tân, trên địa bàn hiện có 78 tuyến đường giao thông bao gồm đường liên xã, đường xã quản lý, đường nhánh, ngõ hẻm với tổng chiều dài 70,7km. Đến nay, các tuyến đường GTNT đều được đầu tư nâng cấp, sửa chữa, nhựa hóa và bê tông xi măng.

 Tiềm năng đất đai rộng lớn, nguồn lao động dồi dào, giao thông thuận tiện… là điều kiện thuận lợi để bộ mặt nông thôn xã Minh Tân ngày càng khởi sắc. Tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt mức cao, trên 9%/năm, đgóp phần lm cho đời sống của ngưi dân không ngừng được nâng lên rõ rệt cả vềvật chất lẫn tinh thần, số hộ khá, giàu ngày càng tăng. Tính đến cuối năm 2022 số hộ nghèo ti địa phương còn 14 hộ, chiếm 0,98% theo tiêu chí mới của tỉnh, thu nhập bình quân đu ngưi của xã 71 triệu đồng/ người/năm, tăng 31 triệu đồng so với năm 2020.

 TIẾN HẠNH

Chia sẻ