| 07-12-2022 | 07:56:26

Xanh hóa sản xuất, xu hướng tất yếu

Sản xuất theo hướng xanh hóa và phát triển bền vững ngày càng được các địa phương và doanh nghiệp (DN) hướng đến. Việc đặt mục tiêu tăng trưởng xanh sẽ giúp Bình Dương tiếp tục định hướng trong thu hút đầu tư cũng như hỗ trợ và giám sát hiệu quả các hoạt động của DN. Cùng với đó, DN sẽ phát triển bền vững, được tín nhiệm và tôn trọng hơn.

Phát triển bền vững

Mới đây, nhà máy sản xuất hộp giấy đựng đồ uống tại Bình Dương của Tetra Pak vừa được nhận chứng nhận toàn cầu BRC (British Retail Consortium) về sản xuất bao bì với xếp hạng cao nhất (AA) lần thứ tư liên tiếp. Chứng nhận BRC tiếp tục khẳng định cam kết bảo vệ thực phẩm, con người và trái đất đang được Tetra Pak triển khai trong mọi mặt hoạt động tại Việt Nam. BRC là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng của Hiệp hội bán lẻ Anh Quốc, ra đời vào năm 1988 nhằm bảo vệ người tiêu dùng. Tiêu chuẩn này được phát triển dựa trên nội dung chính là cung cấp tiêu chuẩn chung về an toàn thực phẩm, chất lượng và quy trình sản xuất của các nhà sản xuất bao bì thực phẩm.

Nhà máy Tetra Pak tại Bình Dương được đầu tư dây chuyền với công nghệ mới, hiện đại hướng tới sản xuất xanh. Ảnh: P.V

Theo đại diện Nhà máy Tetra Park, để đạt được chứng nhận BRC, Nhà máy Tetra Pak tại Bình Dương đã áp dụng đồng thời 3 trụ cột chính: Mô hình nhà máy thông minh, hệ thống ngăn ngừa lỗi và văn hóa bảo vệ chất lượng trong toàn nhà máy. Nhà máy Tetra Pak Bình Dương được đưa vào hoạt động từ giữa năm 2019 và là nhà máy thứ 8 của Tetra Pak tại khu vực châu Á -Thái Bình Dương. Nhà máysản xuất hộp giấy tiệt trùngcho thị trường nội địa và xuấtkhẩu sang các nước trong khu vực ASEAN, Úc và New Zealand. Năm 2021, Tetra Pak đã đầu tư thêm 5 triệu EUR cho nhà máy để tăng sản lượng hàng năm từ 11,5 tỷ vỏ hộp hiện tại lên 16,5 tỷ vỏ hộp và lắp đặt 2.300 tấm pin mặt trời trên phần mái của nhà máy. Đây là nỗ lực của công ty trong việc hiện thực hóa tham vọng loại bỏ triệt để phát thải khí nhà kính từ toàn bộ hoạt động công ty vào năm 2030.

Việc hướng đến sản xuất xanh trở thành xu thế tất yếu và được xem là một mắt xích trong chiến lược tăng trưởng xanh. Kinh tế xanh cũng chính là động lực để duy trì tăng trưởng và thu hút đầu tư. Trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển nền kinh tế theo hướng xanh, bền vững, tạo động lực thu hút các dòng vốn đầu tư mới.

Chẳng hạn như Tập đoàn Lego cho biết họ chọn VSIP III vì nơi này có thể đáp ứng các yêu cầu xanh của họ. Ông Preben Elef, Phó Chủ tịch Tập đoàn Lego, chia sẻ dự án ở Bình Dương khi hoàn thành sẽ là “nhà máy bền vững nhất của tập đoàn trên thế giới về mặt thiết kế và xây dựng, được vận hành với trang thiết bị hiện đại, sử dụng năng lượng tái tạo để bảo đảm sự trung hòa về khí thải carbon”.

Thu hút dòng vốn xanh

Sau 4 năm hoạt động nhà máy tại Bình Dương, Công ty TNHH Tata Coffee Việt Nam (KCN VSIP II) luôn tiên phong trong việc thực hiện mục tiêu chuyển đổi năng lượng xanh trong sản xuất, giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Với dự án phát triển hệ thống năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy có công suất 0,97 MWp, dự kiến sẽ tạo ra hơn 1.444.995 kWh và giảm lượng phát thải xuống 1.219,64 tấn/năm, được coi là dự án tiên phong ở thị trường Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu chuyển đổi sang năng lượng xanh trong sản xuất của Tata Coffee Việt Nam.

Tập đoàn Lego chọn VSIP III để xây dựng nhà máy bởi các yêu cầu về tiêu chuẩn xanh được đáp ứng. Trong ảnh: Nhà máy Lego tại Bình Dương được thiết kế theo tiêu chí xanh, thông minh, phát triển bền vững

Ông Raghu Narayaham, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tata Coffee Việt Nam khẳng định: “Mọi công ty phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, tôi khuyến khích tất cả các công ty hành động ngay để giảm phát thải khí nhà kính. Chúng tôi đang cố gắng nâng cao chất lượng cuộc sống trong cộng đồng nơi công ty hoạt động, sử dụng năng lực của mình để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng. Kỳ vọng rằng, hệ thống điện mặt trời áp mái tại công ty sẽ góp phần giảm phát thải khí nhà kính.

Công ty TNHH Tata Coffee Việt Nam là công ty con của Tata Coffee Limited (TCL), một trong những tập đoàn cà phê lớn nhất châu Á, nhà xuất khẩu cà phê hòa tan lớn thứ hai và nhà sản xuất cà phê đặc sản lớn nhất tại Ấn Độ. Công ty TNHH Tata Coffee Việt Nam đã đưa vào vận hành cơ sở sản xuất cà phê hòa tan sấy lạnh hiện đại tại Bình Dương với công suất 5.000 tấn/năm, đi vào hoạt động từ đầu năm 2020.

Ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, khẳng định Bình Dương đang tập trung phát triển công nghiệp xanh, công nghiệp có giá trị gia tăng cao. Cụ thể, đề ra 2 giai đoạn phát triển. Giai đoạn 1 là công nghiệp - đô thị -dịch vụ - thông minh - bềnvững, xây dựng và nâng cấpcác khu công nghiệp hiện hữutrở thành các khu công nghiệpthông minh, với khả năng cungcấp nền tảng công nghệ 4.0.Giai đoạn 2 là công nghiệp -đô thị - dịch vụ quốc tế - đổimới sáng tạo - khoa học côngnghệ, xây dựng các khu côngnghiệp gắn liền với khoa họcvà công nghệ thu hút các viện,trường, các hoạt động nghiêncứu phát triển và đổi mới sángtạo, các ngành dịch vụ, dịchvụ số nhằm thu hút các ngànhcông nghiệp có giá trị gia tăngcao. Đây cũng là việc chuẩn bịhệ sinh thái cho làn sóng FDIxanh, đón các nhà đầu tư xanhđến với tỉnh để phát triển mộtcách bền vững.

Bình Dương tiếp tục xây dựng quy hoạch giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu phát triển kinh tế hài hòa với bảo vệ môi trường; chú trọng an sinh xã hội. Trong đó, nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát triển nhanh các ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao; phát triển kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế xanh...

NGỌC THANH

Chia sẻ