| 16-04-2013 | 00:00:00

Bia, rượu vẫn là đề tài nóng…

 Không phải hiển nhiên màtừ nhiều năm qua, việc tiêu thụ bia, rượu ở nước ta đã trở thành đềtài nóng. Theo đánh giá của Hiệp hội Rượu - Bia - Nước giải khát Việt Nam (VBA), sức tiêu thụ bia của người dân đang “liên tục phát triển”; thống kê cho biết nếu trước năm 1992, trung bình mỗi năm 1 người dân Việt chỉ tiêu thụ 2,5 lít bia thì đến năm 2011 tỷ lệ này đã tăng lên đến 29,8 lít vànăm 2012 tiếp tục tăng lên 31,9 lít. Với kết quả “hết sức ấn tượng” này, Việt Nam xếp hàng thứ 4 ở châu Á (chỉ sau Nhật, Hàn Quốc vàTrung Quốc) về… “thứ hạng” tiêu thụ bia!

Tác hại của bia, rượu đối với cuộc sống vàcông việc nói chung làđiều ai cũng thấy rõ, nhưng vì sao mức độ tiêu thụ rượu, bia vẫn không ngừng gia tăng làmột chuyện rất cần được phân tích nghiêm túc. Tại hội nghị tổng kết công tác an toàn giao thông năm 2012 vừa qua, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa nhắc nhở các ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc hơn quy định cấm cán bộ, công chức uống rượu bia trong giờhành chính vàbuổi trưa trong ngày làm việc để góp phần chống lãng phí vàbảo đảm an toàn giao thông. Nhận thức được sự ảnh hưởng của bia, rượu đối với công việc, từ nhiều năm qua đã có một số địa phương ban hành quy định cấm cán bộ, công chức, đảng viên uống rượu bia trong giờlàm việc vàđã được sự đồng tình cao của dư luận. Đặc biệt, cách đây ít hôm có thêm Bộ Tư pháp vàtỉnh TràVinh cũng ra quy định tương tự để áp dụng cho các đối tượng thuộc ngành, địa phương mình quản lý, trong đó nêu rất rõ các hình thức xử lý nếu cán bộ, công chức bị phát hiện vi phạm uống bia, rượu trong giờlàm. Đây được xem là“chiếc gậy” để kiểm tra, giám sát cũng như một tiêu chí bổ sung trong thi đua khen thưởng, kỷ luật cán bộ công chức...

Thuở xưa, ông bàta có câu “Miếng trầu làm đầu câu chuyện”, ngày nay chén rượu, ly bia cũng được không ít người xem như hình thức “mở đầu”, chúc tụng nhân các cuộc gặp gỡ, làm việc, làm ăn... Đây làthói quen không có gì ngạc nhiên vì nó gắn với tập quán của dân ta từ lâu. Tuy nhiên, khi màchất lượng cuộc sống đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn như hiện nay cũng như trước hậu quả nhãn tiền do bia, rượu gây ra càng lúc càng nặng nềnhư tăng tỷ lệ tai nạn vàthương vong bởi tai nạn giao thông, tăng các loại bệnh, giảm hiệu suất làm việc, thiếu kiềm chế, gây mất uy tín vềhình ảnh cán bộ, công chức trong mắt nhân dân... thì việc tiêu dùng rượu bia rất cần được kiểm soát một cách hợp lý hơn.

Tất nhiên, để giảm hậu quả của bia, rượu đối với công việc cũng như sức khỏe, tính mạng con người, bên cạnh những quy định chế tài, xử phạt, rất cần có sự hưởng ứng tích cực từ ý thức của mỗi người dân. Cần hiểu rõ đây lànhững biện pháp cần thiết mang tính nhân văn vì mục tiêu phát triển con người chứ không chỉ làsự cấm đoán đơn thuần.

Q.MINH

Chia sẻ