Mùa thu, hoa cúc, cổng trường
Sáng nay anh đứng trên hè phố / Ngoan ngoãn và lòng như nắng
mai / Sáng nay thèm thuốc mà không đốt / Khói thuốc cổng trường - không được
bay... (Mùa thu, hoa cúc, cổng trường - Đỗ Trung Quân)Những
câu thơ nghe rất... đàn ông và khiến người ta ngẩn ngơ trước quá nhiều sự quyến
rũ cùng hiện hữu (mà đàn ông thì luôn tham lam muốn ôm hết vào mình mọi cái đẹp
trên thế giới này!): Mùa thu, hoa cúc, cô giáo và... hồi ức thời hoa mộng học
trò!Anh đứng hân hoan bên hè phố / Nhìn các em bé nhỏ đến trường
/ Mùa thu... mùa thu... hoa cúc nở / Phải chăng mà cặp sách thơm hương?Cô
giáo Hoàng Thị Thu Thủy của trường Cao đẳng Sư phạm Huế, đã chia sẻ cảm xúc về
bài thơ: Tiêu đề là những cụm từ đặt cạnh nhau: Mùa thu - hoa cúc - cổng
trường, ba không gian vật lý được nhà thơ xếp bên nhau tạo nên trường liên
tưởng. Mùa thu và hoa cúc vốn quen thuộc trong thi ca cổ điển, nay được xếp bên
cạnh cổng trường, có cảm giác như ngôi trường, cổng trường đã trở thành miền
nhớ trong cái tôi thi nhân. Miền nhớ có chút buồn, chút tiếc nuối, chút thiên
thu... Bởi vậy mà: Anh đứng hân hoan bên hè phố / Lòng anh bất chợt cũng xôn
xao. Anh - cái tôi trữ tình, nhà thơ có những phút giây thật diệu kỳ, đứng bên
hè phố mà hân hoan, mà xôn xao, vì cái nhìn của anh hướng về các em nhỏ đến
trường, mà tâm thức của anh lại cảm nhận: Mùa thu... mùa thu... hoa cúc nở /
Phải chăng mà cặp sách thơm hương? Thiên thần và ánh sáng bừng lên trên từng
dòng thơ của Đỗ Trung Quân. Cháy hết mình về cuộc đời và thi ca như thế, nên
cái dáng dấp của anh cũng xuất hiện trên trang thơ. Phải nhớ thu, thèm thu,
tiếc thu trong ngày khai trường thì thơ của anh mới gắn với tuổi học trò đến
vậy. Lòng anh rũ hết mười phương bụi / Áo lại tinh khôi tuổi học
trò / Nhưng nay quá tuổi đi vào lớp / Anh thành chú bé đứng buồn xo...Những
câu thơ cứ như sám hối, gợi hình ảnh của một gã thi nhân phong trần chợt lần
nào mỏi mệt sương gió cuộc đời, đứng tựa bên hè phố, để rồi thảng thốt nhận ra
một điều cứ ngỡ quá đỗi xa xôi, nhưng nay lại thật gần trong tầm tay với: Không
lên bục giảng làm thầy giáo / Thì đứng làm cây phượng góc trường / Già cỗi
nhưng còn xòe bóng mát / Che cho hoa cúc chẳng phai hương. Phải chăng hạnh phúc
chẳng đâu xa mà chính ở nơi từng gắn bó mình, như quãng thời đi học chẳng hạn.
Tiếc là điều ấy nhiều khi không dễ có. Vì kế mưu sinh, vì những biến cố trong
đời sống khiến người ta phải mãi xa nơi chốn cũ. Khi ấy chỉ có thể mượn “xứ
người” để dấu chân học trò hằn sâu trong ký ức bật ra những câu thơ viết không
phải từ cái nhìn sinh học, mà từ cái nhìn tâm cảm. Nhớ gió heo may, nhớ hương hoa
cúc, nhớ lá me bay...Thu ở phố phường thu không lạnh / Heo may ngọn gió trốn nơi
nào / Lá me rụng xuống đường đi học / Lòng anh bất chợt cũng xôn xaoTự
thấy lòng mình như nắng mai và ngoan ngoãn cái tuổi học trò, Đỗ Trung Quân cũng
tự nhận ra ý thức về vẻ đẹp nhân văn ở ngôi trường là: Sáng nay thèm thuốc mà
không đốt / Khói thuốc cổng trường - không được bay... HỒNG PHÚC