Nhân Ngày của Cha (17-6): Đọc lại “Nói với con” của Y Phương
Bài
thơ “Nói với con” của Y Phương (người dân tộc Tày, sinh ra và lớn lên ở Cao
Bằng) là một trong những tác phẩm về người cha với cách thể hiện khá lạ. Bài
thơ này được đưa vào sách giáo khoa môn văn lớp 9.Bài thơ “Nói với con” có 28 câu,
được xem như là tác giả viết riêng cho đứa con đầu lòng. Ở phạm vi hẹp, bài thơ
chủ yếu đề cập đến văn hóa dân tộc, nhằm tôn vinh nét đẹp của văn hóa truyền
thống dân tộc Tày. Nhà thơ Y Phương, nhớ lại: “Vợ chồng chúng tôi sinh cô con
gái đầu lòng vào giữa năm 1979. Bài thơ “Nói với con” tôi viết năm 1980. Đó là
thời kỳ cả nước mới thoát ra khỏi cuộc chiến tranh. Giống như một người mới ốm
dậy, xã hội khi ấy bắt đầu xuất hiện người tốt, kẻ xấu để tranh giành. Bài thơ
với nhan đề là “Nói với con”, đó là lời tâm sự của tôi với đứa con gái đầu
lòng. Tâm sự với con còn là tâm sự với chính mình. Nguyên do thì nhiều, nhưng
lý do lớn nhất để bài thơ ra đời chính là lúc tôi dường như không biết lấy gì
để vịn, để tin. Cả xã hội lúc bấy giờ đang hối hả gấp gáp kiếm tìm tiền bạc.
Muốn sống đàng hoàng như một con người, tôi nghĩ phải bám vào văn hóa. Phải tin
vào những giá trị tích cực vĩnh cửu của văn hóa. Chính vì thế, qua bài thơ ấy,
tôi muốn nói rằng chúng ta phải vượt qua sự ngặt nghèo, đói khổ bằng văn hóa”.Mở đầu bài thơ, tác giả viết: Chân
phải bước tới cha/ Chân trái bước tới mẹ/ Một bước chạm tiếng nói/ Hai bước
chạm tiếng cười... Khung cảnh ấy đẹp như một bức tranh: hình ảnh em bé ngây thơ
lẫm chẫm tập đi, bi bô tập nói trong vòng tay, trong tình yêu thương, chăm sóc,
nâng niu của cha mẹ; hình ảnh cha mẹ giang rộng vòng tay, chăm chút từng bước
đi, từng nụ cười, tiếng nói của con. Gia đình chính là cái nôi êm ái, tổ ấm để
con sống, lớn khôn và trưởng thành trong niềm yêu thương đầm ấm. Đó là không
khí thường thấy trong các gia đình hạnh phúc. Nhưng cách diễn đạt ở đây có nét
độc đáo riêng của người miền núi: nói bằng hình ảnh cụ thể. Điệp ngữ “bước
tới”, trong tình cảm người cha, không khỏi niềm sung sướng, tự hào.Người đồng mình thô sơ da thịt/
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con: Đây
là hai câu chốt của bài thơ “Nói với con”. “Chúng ta đừng viện cớ thiếu thốn
khó khăn mà đánh mất đạo đức, văn hóa. Tôi thấy, dường như giờ đây, nhiều con
em các dân tộc không mấy mặn mà với văn hóa truyền thống. Và họ đang tự nguyện
nhập ngoại, lai căng một cách dễ dãi. Tôi ủng hộ hòa nhập nhưng không thể hòa
tan. Văn hóa dân tộc là tài sản lớn. Giữ cho mình và giữ cho con cháu mình”,
nhà thơ Y Phương, cho biết vậy.Người đồng mình yêu lắm con ơi/ Đan
lờ cài nan hoa/ Vách nhà ken câu hát/ Rừng cho hoa/ Con đường cho những tấm
lòng... Một cách nói rất riêng, rất ngộ: “người đồng mình”, là người miền mình,
người vùng mình, là những người cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương,
cùng một dân tộc. Đó là cách nói mộc mạc, mang tính địa phương của dân tộc Tày
nhưng giàu sức biểu cảm. Ba động từ “đan”, “cài”, “ken” còn thể hiện sự đoàn
kết, gắn bó của quê hương. Lao động đã đem đến cho con bao điều tốt đẹp, “người
đồng mình” và quê hương ấp ủ, nuôi sống con trong tình thương yêu, trong tình
đoàn kết buôn làng. Và con đường đâu chỉ để đi mà nó còn cho “những tấm lòng”
nhân hậu, bao dung, nghĩa tình. Con đường đó là hình bóng thân thuộc của quê
hương, còn in dấu những bước chân đi xuôi ngược, làm ăn sinh sống của buôn
làng, nên nó mang một ý nghĩa thật to lớn trong quá trình khôn lớn của con...XUYẾN
CHI