| 02-04-2013 | 00:00:00

Phải mạnh tay hơn!

Tại hội nghị toàn quốc triển khai thực hiện Chỉ thị 18/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT) đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá sau 8 năm thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TW của Ban Bí thư (khóa IX) về công tác bảo đảm trật tự, ATGT có nhiều chuyển biến, nhưng chưa bền vững. Bởi theo Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban ATGT quốc gia Đinh La Thăng báo cáo về tình hình trật tự, ATGT quý I-2013,  trong 6.528 vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra, làm chết 2.599 người, bị thương 6.405 người, có 10 tỉnh, thành số người chết vì TNGT tăng trên 30% gồm Khánh Hòa, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Đắc Lắc, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lạng Sơn, Bình Thuận, Ninh Thuận, Nghệ An. Kết quả đó cho thấy, TNGT nghiêm trọng vẫn còn xảy ra.

Nguyên nhân xảy ra TNGT thìnhiều, nhưng chủ yếu vẫn là do ý thức của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Bên cạnh lỗi khách quan, chúng ta không thểloại trừ lỗi chủ quan của người lái xe, đó là do chuyên môn, đạo đức lái xe, đặc biệt là lái xe khách, lái xe vận tải... đang “tụt dốc”, lái xe trong tình trạng nghiện ma túy, tránh vượt không quan sát, vượt đèn đỏ ở các giao lộ khi vắng người; xe tải chở hàng quá trọng tải cho phép, xe khách nhồi nhét hành khách; ngay cả cán bộ, công chức cũng chưa thấm nhuần chủ trương, giải pháp vềkéo giảm TNGT, thậm chí uống rượu rồi chạy xe… Với ýthức của người tham gia giao thông như vậy, tình hình ATGT của chúng ta sẽ còn rất lâu mới chuyển biến, số vụ TNGT sẽ còn rất lâu mới giảm triệt để.

Đểkéo giảm TNGT, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều giải pháp hữu hiệu, kiên quyết; trong đó tuyên truyền nâng cao ýthức, nâng cao văn hóa giao thông được xem là giải pháp cốt yếu. Thực hiện giải pháp này, thời gian qua, các ngành chức năng và các địa phương cũng đã chú trọng nâng cao việc tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ đến trường học, giảng dạy cho các em học sinh có ýthức vềATGT; đềra các biện pháp đểnâng cao ATGT trước cổng trường, ở các khu, cụm công nghiệp, ở địa bàn nông thôn; đối với cán bộ, công chức thì cấm uống rượu bia trong giờ làm việc đểbảo đảm ATGT… Tuy nhiên, nâng cao công tác tuyên truyền vẫn chưa đủ nếu chúng ta chưa có chế tài đủ mạnh đểrăn đe những ai bất chấp Luật Giao thông đường bộ, coi rẻ sinh mạng của mọi người. Cụ thểlà chúng ta xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đối với người điều khiển xe ô tô vi phạm các lỗi như vượt đèn đỏ, đánh võng, lạng lách trên đường, chạy quá tốc độ quy định… còn hạn chế. Trong khi ở các nước phát triển, với những hành vi vi phạm tương tự, người vi phạm có thểbị xử phạt hàng ngàn USD, thậm chí còn bị phạt tù, phạt lao động công ích… Nếu chúng ta học tập và vận dụng kinh nghiệm từ các nước phát triển, xử lýmạnh tay hơn, chắc chắn chúng ta không chỉ kéo giảm TNGT mà còn có nhiều chuyển biến nhằm bảo đảm trật tự ATGT, góp phần đem lại sự an bình cho mọi người.

 MAI HUY

Chia sẻ