Vết mực đen trên tờ giấy trắng
Tôi vẫn còn nhớ như in câu chuyện của thầy giảng trong tiết
học giáo dục công dân “Vết mực đen trên tờ giấy trắng”. Với giọng nói truyền cảm,
thầy kể lại câu chuyện của diễn giả khi bắt đầu buổi nói chuyện bằng việc ông đưa
ra một tờ giấy trắng trên đó có một dấu chấm đen và đặt câu hỏi với hội trường:
“Các bạn nhìn thấy gì?” Một người giơ tay phát biểu: “Tôi thấy một điểm đen”; một
người khác: “Đó là một vết mực đen”; lại có ý kiến hài hước cho rằng: “Là một nốt
ruồi”... Hầu hết mọi người trong khán phòng đều gật gù đồng ý với những ý kiến đó,
họ đều chỉ thấy mỗi điểm đen. Diễn giả để hội trường lắng xuống, nhìn khắp lượt
hội trường, giơ tờ giấy lên bằng hai tay, giật mạnh và hỏi “các bạn không còn
thấy gì nữa sao?”. Bấy giờ mọi người mới ồ lên: “Tờ giấy trắng và một chấm đen”.
“Cảm ơn những câu trả lời của các bạn, dấu chấm đen này đúng là rất nổi bật
trên tờ giấy trắng, tôi đã làm ví dụ này với rất nhiều người và cũng nhận được
câu trả lời tương tự...”.Sau đó, thầy chậm rãi giảng cho cả lớp nghe về ý nghĩa câu
chuyện. Hầu hết, mọi người đều chỉ nhìn thấy vết mực đen trên tờ giấy trắng và
phần lớn chúng ta chỉ nhìn thấy vết đen, vết bẩn, nhìn thấy cái xấu, cái sai của
người khác mà lờ đi những khoảng trắng, những cái tốt đẹp của người ta. Trong
khi con người ai cũng có mặt tốt, mặt xấu, có đôi khi mắc lỗi lầm, nhưng chỉ vì
cái xấu, vì những lỗi lầm mà đánh giá sai về nhau thì quả là đáng tiếc. Bởi có
thể lỗi lầm đó chỉ nhỏ xíu như một chấm đen chiếm 1/99 tờ giấy trắng, mà chúng
ta bỏ đi một tờ giấy đẹp thì thật tiếc.Bài học làm tôi nhớ đến câu nói của Leouis Nizer: “Khi bạn
chỉ ngón tay về một người nào đó, bạn hãy nhớ rằng có 3 ngón tay khác đang chỉ
vào chính bạn”. Khi ai đó có lỗi lầm, hãy nhìn họ bằng ánh mắt cảm thông bởi chưa
chắc bạn đã hoàn hảo.THU THỦY